Blogs Blogs

[ MÁCH BẠN ] Cách Để Bị Ốm Vào Mùa Đông

Tỉnh dậy vào một sáng mùa đông giá buốt, điều này chắc hẳn từng khiến bạn thấy rất nản khi nghĩ tới việc bước ra khỏi chăn ấm để đi học.

Bạn muốn nghỉ học và chưa biết cách để bị ốm vào mùa đông? Hãy đọc bài viết sau đây của Stcpharco.

Tìm Cách Để Bị Ốm Vào Mùa Đông: Nên Hay Không

Thực tế, thời tiết lạnh không phải là nguyên nhân gây bệnh, vi trùng mới chính là thủ phạm. Và các nghiên cứu cho thấy, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho các vi trùng gây bệnh sống sót và phát triển.

Thêm vào đó, không khí lạnh cũng khiến hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất ít tế bào bạch cầu hơn, khiến cho các vi khuẩn, virus có thể “tự do” hơn trong việc xâm nhập cơ thể.

Nếu bạn muốn bị ốm thì hãy chú ý vào 5 lí giải sau đây:

Cảm Lạnh

Cảm lạnh là bệnh gây ra bởi virus đường hô hấp trên, chủ yếu ở mũi rất thường gặp trong mùa lạnh

Vì là bệnh truyền nhiễm nên mọi người có thể phòng tránh cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh.

Ngoài việc rửa tay đúng cách thì cũng cần giữ cho nhà cửa, đồ dùng trong nhà sạch sẽ đặc biệt là khi có người mắc bệnh trong nhà.

Nên sử dụng khăn giấy dùng 1 lần thay vì khăn tay để tránh phải rửa tay và giặt khăn liên tục cũng như nguy cơ tiếp xúc trở lại với virus.

Cách Để Bị Ốm Vào Mùa Đông
Cách Để Bị Ốm Vào Mùa Đông

Bạn có thể phòng chống cảm lạnh bằng cách rửa tay thường xuyên. Cách này sẽ giúp tiêu diệt vi trùng ở tay sau khi bạn tiếp xúc với bề mặt của một số vật dụng như công tắc điện và tay nắm cửa.

Ngoài ra, việc dọn dẹp nhà cửa và rửa sạch những loại vật dụng gia đình như cốc chén, bát đũa rất quan trọng, nhất là khi trong gia đình có ai đó bị ốm.

Viêm Họng

Viêm họng xảy ra khá phổ biến vào mùa đông chủ yếu do nhiễm virus. Ngoài ra, sự tiếp xúc đột ngột với thay đổi nhiệt độ khi di chuyển ra ngoài trời lạnh cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến cổ họng

Một cách nhanh chóng và dễ thực hiện để chữa viêm họng là súc miệng bằng nước muối ấm. Hãy pha một thìa muối vào một cốc nước ấm và súc miệng đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả.

Hen Suyễn

Một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng khò khè, thở dốc ở người bị hen suyễn là không khí lạnh. Do đó người có bệnh hen cần cẩn thận trong khoảng thời gian này

Trong những ngày nhiệt độ xuống thấp và gió rét, người bệnh hen suyễn cần hạn chế ra đường. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài thì cần đeo khăn, khẩu trang che kín mũi và miệng, tích trữ các loại thuốc xịt bên mình và giữ ấm hết mức có thể

Cách Để Bị Ốm Vào Mùa Đông
Cách Để Bị Ốm Vào Mùa Đông

Đau Khớp

Tình trạng viêm khớp có thể trở nên nặng nề hơn vào mùa đông do lưu thông máu kém khiến dịch khớp và máu nuôi khớp giảm đi.

Ngoài ra, việc độ ẩm tăng cao vào mùa đông lạnh sẽ làm co rút gân cơ khớp khiến các khớp khô cứng, gây hạn chế vận động và đau nhức.

Trong trường hợp này, việc tập thể dục thường xuyên mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe của bạn.

Hạ Thân Nhiệt

Những người dễ bị hạ thân nhiệt nhất là người già, trẻ nhỏ và những người có thói quen uống rượu. Khi bị hạ thân nhiệt, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đầu óc mơ hồ và xuất hiện những đợt rùng mình không kiểm soát.

Tới khi không cảm thấy lạnh nữa, da của họ đã tái xanh, đồng tử giãn ra và không còn tỉnh táo nữa. Theo các chuyên gia, nên tìm các biện pháp can thiệp kịp thời trong giai đoạn đầu của hạ thân nhiệt, trước khi các triệu chứng trở nặng hơn.

Cách tốt nhất để giúp những người bị hạ thân nhiệt là quấn chăn xung quanh người cho tới khi cơ thể họ ấm trở lại.

Cơn Đau Tim

Các cơn đau tim thường xảy ra phổ biến hơn vào mùa đông do thời tiết làm tăng huyết áp và gây nhiều áp lực hơn lên tim.

Người có bệnh lý tim mạch vào mùa đông nên cố gắng duy trì nhiệt độ phòng thấp nhất là 18°C và sử dụng bình nước nóng, chăn điện để giữ ấm cơ thể. Khi đi ra ngoài cần đội mũ, quàng khăn và đeo găng tay.

Tê Cóng

Vùng trên cơ thể dễ bị tê cóng, nhất là khi tiếp xúc với không khí lạnh là mũi, tai, má, cằm, ngón tay, ngón chân. Khi bị tê cóng, da và các mô tế bào dưới da dễ bị tổn hại, trong một số trường hợp có thể gây hoại tử.

Theo Tiến sĩ Jeffrey Sankoff tại Trung tâm y tế Denver (Mỹ), triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là cảm giác đau và da tái nhợt. Khi đã mất hoàn toàn cảm giác và vùng bị tê không còn đau nữa thì bệnh đã chuyển sang mức nghiêm trọng.

Khi bị tê cóng, không nên chà xát vào vùng bị tê bởi như thế sẽ làm tăng mức độ tổn hại. Ngoài ra, không để vùng bị tê tiếp xúc trực tiếp với nhiệt như nước nóng bởi nước nóng có thể đốt cháy vùng da và các mô đã bị tổn hại.

Thay vào đó, nên ngâm vùng bị tê vào nước ở nhiệt độ thường. Nên đi khám khi vùng bị tê bắt đầu rộp hoặc chuyển sang màu đen. Cách phòng tránh tê cóng tốt nhất vẫn là mặc đủ ấm khi ra ngoài trời lạnh.

Cách Để Bị Ốm Vào Mùa Đông

Mặc quá nhiều quần áo

Để giữ ấm cơ thể trong mùa đông, con người thường có xu hướng mặc nhiều quần áo, nhất là những bộ quần áo dày. Nhưng nếu lạm dụng điều này không tốt cho sức khỏe.

Ngay cả ở người lớn, nếu mặc quá nhiều quần áo sẽ dẫn đến cơ thể bị nóng và đổ mồ hôi. Khi mồ hôi bốc hơi, do không thoát được ra ngoài mồ hôi bị giữ lại khiến chúng ta cảm thấy lạnh. Mặc quần áo đủ để giữ ấm cho cơ thể và giữ được độ ẩm cho làn da là cách tốt nhất trong mùa đông.

Nhiều người không biết rằng để giữ ấm cho cơ thể không nên mặc những cái áo quá dày, tốt hơn hết chúng ta cần mặc nhiều lớp áo mỏng để gió không thể xuyên qua áo làm con người bị lạnh.

Giữ ấm bàn tay chân

Điều này nghe chừng rất vô lý bởi ai cũng biết găng tay và tất là cách tốt nhất để giữ ấm 2 bộ phận thường phải tiếp xúc với môi trường này. Tuy nhiên đây không phải là cách lý tưởng để đánh bại cái lạnh.

Theo các nhà khoa học đây là 2 bộ phận duy nhất của cơ thể giúp con người thích nghi với cái lạnh, với những thay đổi nhiệt độ trong bầu khí quyển. Nếu lúc nào chúng ta cũng đi tất và găng tay, kể cả lúc ngủ, là sai lầm.

Không bao giờ đi ngủ với một đôi tất bởi điều này sẽ cản trở lưu thông máu, đặc biệt là máu từ các chi trở về tim. Vào mùa đông nếu bạn đi ngủ với một đôi tất bạn sẽ có nguy cơ bị đông máu ở các chi.

Sử dụng quá nhiều kem bôi da không cần thiết

Một điều sai lầm nhiều người hay mắc phải là sử dụng quá nhiều loại kem bôi da trong mùa đông, bao gồm kem dưỡng ẩm, nước hoa hồng.

Thực tế việc sử dụng kem tạo độ ẩm cho da rất tốt, nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không loại bỏ được các tế bào chết trên da, các tế bào chết này có thể làm phát sinh mụn trứng cá.

Nếu sử dụng không đúng loại mỹ phẩm cho làn da của mình còn làm da bị phát ban, thậm chí dị ứng.

Sấy quần áo trong nhà

Đây là một việc làm phổ biến trong mỗi gia đình. Những ngày mùa đông ẩm ướt, không có cách nào tốt hơn việc làm khô quần áo bằng máy sấy quần áo.

Việc làm đó cực kỳ nguy hiểm bởi khi tác động nhiệt vào những đồ quần áo ẩm vô tình bạn đang phát tán vào môi trường những hợp chất hữu cơ độc hại.

Nó có trong các loại xà phòng giặt, những đồ nhựa, kim loại được gắn trên quần áo hay thậm chí cả vải để may quần áo. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp cho những người trong nhà nhất là người già và trẻ nhỏ.

Nếu bạn cần phải làm khô quần áo trong nhà của bạn, hãy chắc chắn rằng tủ sấy quần áo ở gần cửa sổ đang mở, nó sẽ giúp cho thông gió tốt hơn.

Ít cơ hội tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời

Khi mùa Đông tới, nhiều người thường không có thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời trong ngày. Mặt trời mới đang mọc lên khi bạn trên đường đến cơ quan và đã lặn trước khi bạn rời khỏi văn phòng.

iều này khiến cho thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không nhiều như các tháng khác trong năm, khiến da tổng hợp được ít vitamin D hơn so với lượng cần thiết.

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một nghiên cứu từng được đăng tải trên Huffington Post cho thấy vitamin D giúp ngăn ngừa nhiễm trùng tại đường hô hấp trên.

Vitamin D cũng có rất nhiều vai trò quan trọng khác tới sức khỏe, bao gồm tham gia vào khả năng miễn dịch, giúp tăng trưởng xương, tăng khả năng hấp thụ calci của cơ thể và tham gia vào hoạt động của hệ thần kinh.

Sử dụng thuốc nhỏ mũi trước khi ra ngoài

Môi trường không khí lạnh khiến cho các hốc mũi, khoang trống chứa các lỗ thông xoang hẹp hơn. Nếu cải thiện tình hình bằng cách nhỏ thuốc mũi thì niêm mạc mũi sẽ không thể bảo vệ chống lại các vi sinh vật hoặc tự làm ấm lên khi bạn hít vào không khí lạnh. Tốt hơn là bạn hãy xì mũi trước khi đi ra ngoài.

Dùng khăn che mũi và miệng

Trong thời tiết lạnh mùa đông, hơi nước khi chúng ta thở ra có thể biến thành băng nếu đọng lại trên các chất liệu của khăn hoặc áo khoác. Vì vậy, không khí đi qua lớp khăn bịt trên mặt còn lạnh hơn khi không có lớp khăn đó vậy.

Việc hít thở không khí lạnh có thể gây ra đau thắt ngực, viêm phế quản và kích ứng da. Do đó, nếu thực sự cần, bạn có thể dùng khăn che mặt nhưng đừng che mũi để tránh gặp phải những vấn đề trên.

Về nhà khi bạn đang rét run

Thay vì chạy thật nhanh ra ngoài trời lạnh để về nhà (nhất là khi trời mưa rét), bạn nên ngồi lại đâu đó để giữ ấm, chẳng hạn như một cửa hàng hay quán cafe vài phút để làm ấm cơ thể và lấy lại nhịp thở ổn định, rồi mới tiếp tục lên đường trở về nhà. Đừng bắt cơ thể hoạt động nhanh, mạnh hơn khi trời lạnh.

Mặc quần áo và đi giày dép bó sát

Đi giày dép chật và mặc quần áo bó sát khiến cơ thể bạn cảm thấy lạnh hơn trong thời tiết mùa đông. Vì vậy, nếu chọn đồ hãy chọn những thứ đồ hơi rộng một chút, không khí giữa các lớp này sẽ giúp cơ thể cảm thấy ấm hơn và không làm cản trở sự lưu thông của máu tới các cơ quan trên cơ thể.

Uống đồ nóng 30 phút trước khi ra ngoài

Trà nóng hoặc bất kỳ đồ uống nóng nào đều làm tăng lưu thông máu và cải thiện cơ chế phòng vệ của cơ thể. Tuy nhiên, đồng thời những đồ uống này cũng làm cho các mạch máu mở rộng.

Điều này có nghĩa rằng khi bạn ra ngoài trời lạnh, nhiệt độ cơ thể sẽ nhanh chóng giảm xuống. Nếu thực sự cần uống một thứ gì đó trước khi ra ngoài, hãy uống nước ấm thay vì nước nóng nhé!

Để bụng đói khi ra ngoài trời lạnh

Để sản xuất nhiệt độ cho cơ thể, bạn cần năng lượng, nếu không cơ thể sẽ bị “đóng băng” nhanh chóng. Đây là lý do tại sao bạn nên ăn ngay sau khi cơn đói xuất hiện. Ít nhất, nên có một bữa ăn nhẹ và một tách trà ở nơi có nhiệt độ ấm áp trước khi ra ngoài trời lạnh.

Thoa kem dưỡng da ngay lập tức trước khi ra ngoài

Khi thoa kem dưỡng da lên da, hãy dành 30-40 phút để hơi nước trong kem trên da được thoát ra. Nếu điều này diễn ra trong điều kiện thời tiết lạnh sẽ gây hại cho da.

Vì vậy, không nên đi ra ngoài ít nhất 30 phút sau khi thoa kem và tránh sử dụng các loại kem có chứa thành phần nhiều nước.

 Thở bằng miệng khi ra ngoài

Khi thở bằng miệng, bạn không thể làm ấm không khí hoặc cung cấp độ ẩm cho nó và điều này làm tăng khả năng bị đánh bại bởi cơn đau thắt ngực. Để tránh điều này, bạn chỉ cần thở thật chậm và sâu bằng mũi.

Như Stcpharco đã phân tích, thời tiết lạnh là điều kiện để vi khuẩn hoạt động mạnh mẽ, do vậy hãy cân nhắc nếu vì một lý do nào đó mà bạn đang tìm cách để bị ốm vào mùa đông.

Bởi những hệ quả là điều không thể lường trước được.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/tuoi-tho-cua-nguoi-nghien-ma-tuy

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/nuoc-bot-co-vi-ngot

Comments
Trackback URL:

Add Comment
[...] https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cach-de-bi-om-vao-mua-dong [...] Read More
Posted on 10/18/22 1:59 PM.
[...] https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cach-de-bi-om-vao-mua-dong [...] Read More
Posted on 10/18/22 2:04 PM.