Blogs Blogs

[ TÌM HIỂU ] Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em Có Nguy Hiểm Không ?

Trật khớp khuỷu tay là chấn thương phổ biến và thường gặp nhất, đọc bài viết sau đây của Stcpharco để giải đáp cho trật khớp khuỷu tay trẻ em có nguy hiểm không?

Trật Khớp Khuỷu Tay Là Gì? 

Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em
Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em

Khớp khuỷu tay được xem là một trong những khớp lớn của cơ thể con người. Khớp khuỷu tay giúp cho con người có thể dễ dàng thực hiện các thao tác như gập, duỗi và sấp ngửa cẳng tay một cách dễ dàng.

Trật khớp khuỷu tay trẻ em là tình trạng khớp khuỷu tay của trẻ bị kéo lệch và trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Trật khớp khuỷu tay sẽ khiến cho trẻ khó cử động, không thể sinh hoạt một cách bình thường. Thậm chí nếu bị nặng còn có thể kèm theo gãy xương, đứt dây chằng…

Trẻ nhỏ khá hiếu động và thường xuyên đùa nghịch vì vậy trẻ có thể gặp phải nhiều chấn thương khác nhau liên quan tới tay.

Cũng vì vậy mà trật khớp khuỷu tay thường bị nhầm lẫn với những chấn thương khác ở khớp khuỷu tay. Điều đó khiến cho chấn thương này không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Do vậy, cha mẹ cần nắm rõ những biểu hiện và dấu hiệu của trật khớp khuỷu tay để có thể phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời cho trẻ. Trẻ bị trật khớp khuỷu tay sẽ có những biểu hiện như bị đau dữ dội tại vùng khuỷu tay bị trật khớp.

Khớp khủy tay bị trật sẽ có biểu hiện bị méo, không ở trạng thái bình thường, trẻ có thể nghe thấy âm thanh “bốp” tại thời điểm bị chấn thương. Thậm chí khớp khuỷu tay có thể bị sưng tấy, bầm tím, đau tại chỗ bị chấn thương và dây chằng có thể bị kéo căng hoặc rách.

Trẻ cũng có thể cảm thấy bị cứng khớp và không có khả năng uốn cong hoặc gập khuỷu tay. Trong một số trường hợp trẻ có thể bị tê, yếu cánh, tay cổ tay hoặc bàn tay…

Nguyên Nhân Chủ Yếu Dẫn Đến Chấn Thương 

Trật khuỷu tay chiếm tỷ lệ lớn trong số các chấn thương về khớp. Đây là loại chấn thương xảy ra phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em từ 5-14 tuổi.

Nguyên nhân chủ yếu là do tai nạn giao thông, chấn thương khi chơi thể thao theo cơ chế ngã chống tay, khuỷu duỗi tối đa, cẳng tay ngửa ra làm cho xương khuỷu tay trật khỏi khớp khuỷu.

Đối với trẻ em trên 5 tuổi, các dây chằng bao quanh khuỷu còn lỏng lẻo, dễ dẫn đến tình trạng chấn thương khi có áp lực đè lên cánh tay đang duỗi ra.

Phân Loại Chấn Thương 

Căn cứ vào tình trạng của chấn thương mà trật khuỷu tay có thể được chia thành 2 dạng sau:

  • Trật ra sau: Chiếm tỷ lệ khoảng 90%. Đây là tình trạng đầu trên 2 xương cẳng tay trượt ra khỏi khớp khuỷu bị kéo lên trên ở mặt sau đầu dưới xương cánh tay. Khi 2 xương bị nghiêng sang một bên thay vì bị kéo thẳng lên trên sẽ tạo nên dạng trật ra sau.
  • Trật ra trước: So với kiểu trật khớp ra sau, thì trật ra trước ít xảy ra hơn. Dạng này thường đi kèm chấn thương gãy mỏm khuỷu, lúc này các dây chằng bị đứt (trừ dây chằng vòng), các cơ bám ở mỏm trên lồi cầu bị đụng giập hoặc rách.

Dấu Hiệu Nhật Biết Bị Trật Khớp Khuỷu

Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em
Trật Khớp Khuỷu Tay Trẻ Em

Sau một chấn thương, bệnh nhân thấy đau vùng khuỷu, không gấp hay duỗi được cẳng tay. Thông thường khi trật khớp khuỷu chúng ta thấy cẳng tay bệnh nhân ở tư thế gấp chừng 45 độ, cẳng tay trông như ngắn lại, trái lại cánh tay trông như dài ra.

Sờ nắn nhẹ nhàng trước nếp khuỷu thấy bờ xương tròn của đầu dưới xương cánh tay. Sờ phía sau thấy mỏm khuỷu nhô ra sau, gân cơ tam đầu cánh tay căng cứng, gấp khuỷu nhẹ, thả ra có dấu hiệu lò xo tức là cẳng tay tự động bật trở về vị trí ban đầu trước khi gấp khuỷu.

Trường hợp bệnh nhân đến muộn thì vùng khuỷu sưng nề. Trật khớp khuỷu ra sau là hay gặp nhất chiếm 90% các trường hợp trật khớp khuỷu ra trước do vỡ mỏm khuỷu; trật khớp khuỷu sang bên: do vỡ các lồi cầu.

Trật khớp có thể gây tổn thương mạch máu và thần kinh nên cần khám mạch máu và thần kinh: bắt mạch quay, mạch trụ ở cổ tay xem còn đập không, nếu không là bị rách ở vùng trật khớp, khám vận động và cảm giác ở đầu chi để đánh giá có hay không tổn thương các dây thần kinh.

Nhiều trường hợp trật khớp động mạch cánh tay thường bị căng giãn, có khi bị chèn ép có thể bị tắc mạch muộn do bị giập nội mạc. Chụp Xquang khuỷu để xác định kiểu trật và xem có gãy xương kèm theo hay không.

Trật Khuỷu Tay Gây Ra Những Biến Chứng Gì?

Một số biến chứng có thể gặp là:

  • Gãy xương. Tác động lực làm trật khớp khuỷu tay cũng có thể gây ra gãy xương ở khu vực đó.
  • Chèn ép thần kinh. Hiếm khi các dây thần kinh di chuyển qua khuỷu tay có thể bị chèn ép hoặc gián đoạn giữa các xương bị trật. Dây thần kinh bị chèn ép có thể gây ra triệu chứng tê ở cánh tay và bàn tay.
  • Chèn ép động mạch. Hiếm khi các mạch máu nuôi cho cánh tay và bàn tay có thể bị chèn ép. Thiếu máu nuôi có thể gây ra triệu chứng đau dữ dội. Thậm chí có thể gây tổn thương mô tại cánh tay và bàn tay vĩnh viễn.
  • Gãy xương do giật. Khi trật khớp khuỷu, một dây chằng bị căng sẽ kéo theo một phần xương từ điểm bám của nó. Loại tổn thương này thường phổ biến ở trẻ em.
  • Viêm xương khớp. Khớp bị trật có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm xương khớp cao hơn trong tương lai.

Xử Trí Chấn Thương Trật Khớp Khuỷu Tay

Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất các bậc cha mẹ nên làm là đừng bao giờ tự mình cố định lại khớp bị trật bởi điều này có thể gây tổn thương nặng hơn cho các mô, dây thần kinh và mạch máu xung quanh khớp khuỷu tay.

Việc điều trị chấn thương trật khớp khuỷu tay giống như cách điều trị gãy xương. Nếu có thể hãy cố định cánh tay của trẻ bằng cách buộc nó vào một tấm gỗ, miếng bìa cứng, cuộn lại ở trên và để ngay dưới khớp.

Để ngăn ngừa khả năng khớp bị tổn thương thêm, hãy nẹp nó vào vị trí bị thương tốt hơn là kéo thẳng chúng ra. Trong trường hợp này, hai miếng bìa cứng có thể là lựa chọn tốt để có thể uốn cong ở khuỷu tay.

Sau khi đã cố định khuỷu tay, cần đưa trẻ đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì, trong trường hợp bé cần được phẫu thuật. Bởi nếu có thức ăn trong dạ dày, bất cứ quy trình phẫu thuật nào cũng có thể phải trì hoãn bởi nôn mửa khi gây mê rất nguy hiểm.

Khi được đưa đến bệnh viện, trẻ sẽ được chụp X-quang cánh tay để kiểm tra xem xương có bị gãy hay không. Nếu xương không có vấn đề gì nhưng các mô có dấu hiệu tổn thương, các bác sĩ có thể đưa xương trở lại vị trí thích hợp và cố định cánh tay của bé. Họ có thể nẹp cố định khuỷu tay của trẻ lại.

Nếu cần thiết, các bác sĩ sẽ cho trẻ sử dụng thuốc an thần trong quá trình phẫu thuật kèm với thuốc giảm đau. Họ cũng sẽ yêu cầu các bậc cha mẹ đưa trẻ đến kiểm tra lại sau một vài ngày để đánh giá tình hình cánh tay của bé.

Ngoài ra, có thể chụp MRI(chụp cộng hưởng từ) khớp khuỷu tay để kiểm tra chi tiết các mô mềm xung quanh khớp như sụn khớp, dây chằng, mao mạch và dây thần kinh của trẻ có tổn thương không.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan tới trật khớp khuỷu tay trẻ em có nguy hiểm không?

Hy vọng bài viết này Stcpharco đã giúp các bạn đã hiểu hơn về chấn thương này cũng đã biết như biết cách xử lý chính xác khi trẻ bị trật khớp khuỷu tay tại nhà.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/the-tich-da-day-tre-so-sinh

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/uong-thuoc-khi-doi-bi-say

Comments
Trackback URL:

Add Comment
[...] https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/trat-khop-khuyu-tay-tre-em [...] Read More
Posted on 10/18/22 4:39 PM.
[...] https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/trat-khop-khuyu-tay-tre-em [...] Read More
Posted on 10/18/22 4:44 PM.
[...] Whether is actually usually morning breath, garlic mouth or chronic sewer breath, it in no way pleasant when you are on the receiving end of breath gone... [...] Read More
Posted on 10/19/22 4:59 AM.