Blogs Blogs

[ GIẢI ĐÁP ] Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Là Bao Nhiêu ?

Rất nhiều mẹ bỉm thắc mắc thể tích dạ dày trẻ sơ sinh là bao nhiêu? Để giải đáp vấn đề này mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây của Stcpharco.

Kích Thước Dạ Dày Ở Trẻ Sơ Sinh Như Thế Nào?

Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh
Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh

Ngày thứ 1 – 2: Dạ dày của trẻ chưa có sự giãn nở tốt và có kích thước nhỏ hơn hạt đậu, vì vậy chỉ chứa được khoảng 5 – 7ml sữa/lần vào ngày đầu tiên.

Lượng sự này tương đương với lượng sữa non quý giá của mẹ mới tiết ra. Vì thế, việc mẹ “lót dạ” cho trẻ lượng sữa công thức lên tới 30ml/cữ là hoàn toàn sai lầm và gây ảnh hưởng rất lớn đến con.

Ngày thứ 3 – 6 sau khi sinh: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh đã to bằng một quả nho và có thể chứa được khoảng 30 – 60ml sữa/lần ăn.

Trẻ 1 tháng tuổi: Kích thước dạ dày của trẻ sơ sinh đã to bằng khoảng quả trứng gà và có thể chứa được từ 80-150ml/lần ăn.

Trẻ từ 6 tháng – 1 tuổi: Dạ dày trẻ tương đương với một quả bưởi nhỏ và nhỏ hơn gấp 5 lần so với người trưởng thành. Lúc này, dạ dày trẻ đã có thể chứa được khoảng 200 – 250ml sữa (tương đương với 1 chén cơm).

Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Chứa Được Bao Nhiêu Ml?

Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Trong 7 Ngày Đầu

Từ kích thước dạ dày, chúng ta có thể xác thể tích dạ dày trẻ sơ sinh từng ngày như sau:

  • Trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 5-7ml sữa/ lần
  • Trẻ sơ sinh 2 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 14ml sữa/ lần
  • Trẻ sơ sinh 3 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 22-27 ml sữa/ lần
  • Trẻ sơ sinh 4 – 6 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 30ml sữa/ lần
  • Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi, dạ dày có thể chứa được 35 ml sữa/ lần

Trong 7 ngày đầu mẹ nên cho bé bú từ 8-12 cữ/ ngày. Lượng sữa có thể tăng giảm tùy theo nhu cầu của con. Nếu bé quấy khóc đòi ăn mẹ có thể cho con ăn thêm.

Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Từ 2-3 Tháng Tuổi

Bắt đầu từ tuần thứ 2, dạ dày của bé ổn định và sẽ lớn dần. Vì vậy lúc này thể tích dạ dày cũng sẽ thay đổi. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh từ ngày thứ 7 đến 1 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 35-60ml sữa/ lần
  • Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 60-90ml sữa/lần
  • Trẻ sơ sinh từ 3 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 60-120ml sữa/ lần

Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Từ 4-6 Tháng Tuổi

Ở tháng thứ 4, trẻ đã bắt đầu vận động nhiều hơn, biết lật, biết cười nên sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng. Vì vậy, lượng sữa cho bé ở giai đoạn này cũng sẽ thay đổi. Cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh từ 4 -5 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 90-120ml sữa
  • Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 120-180ml sữa

Dung Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh Từ 7-12 Tháng Tuổi

Từ tháng thứ 7 trở đi, bé sẽ phát triển và tăng không ngừng. Lúc này sữa mẹ không còn đủ cho nhu cầu của con. Vì vậy ngoài sữa, mẹ cần thực hiện chế độ ăn dặm hàng ngày. Bé 7 tháng tuổi có thể bổ sung bột, súp, các loại rau củ quả đồng thời chú ý tăng cường chất béo để ngăn còi xương, chậm lớn.

Theo chuyên gia, thể tích dạ dày của bé giai đoạn này ngoài chứa thức ăn còn có thể dung nạp lượng sữa như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 7 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 180-220ml sữa
  • Trẻ sơ sinh từ 8 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 200-240ml sữa
  • Trẻ sơ sinh từ 9-12 tháng tuổi, dạ dày có thể chứa được 240ml sữa

Dạ Dày Của Trẻ Sơ Sinh Dễ Mắc Phải Bệnh Gì?

Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh
Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh đây là triệu chứng (hay bệnh lý) mà trẻ hay mắc phải nhất. Có 2 loại là trào ngược dạ dày thực quản là trào ngược dạ dày thực quản sinh lý và trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản sinh lý đây là một triệu chứng không phải là bệnh lý. Có khoảng 2/3 số trẻ em mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản trong những năm đầu đời, thường gặp nhất ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Và các triệu chứng này thường chấm dứt khi bé được 12-24 tháng. Tuy nhiên cũng có một số trẻ sơ sinh bị trào ngược kéo dài sau đó diễn biến thành bệnh lý được gọi là trào ngược dạ dày thực quản bệnh lý.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ là do thức ăn và dịch vị trong dạ dày bị đẩy ngược lên thực quản, sau đó lên cổ họng và nôn trớ ra ngoài.

Hiện tượng này có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào nhưng chủ yếu thường xuất hiện ngay sau khi bé ăn (bú) xong.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, con thường nôn trớ thức ăn (sữa), trẻ quấy khóc, bỏ bú,… Nếu hiện tượng này kéo dài bé sẽ chậm tăng cân, hay khò khè, viêm phổi tái phát nhiều lần, con sợ ăn,… thì khi này nhiều khả năng bé đã bị trào ngược dạ dày bệnh lý.

Mỗi Em Bé Có Một Nhu Cầu Lượng Ăn Riêng

Thể Tích Dạ Dày Trẻ Sơ Sinh

Điều thú vị nhất ở đây là dạ dày của bé nhỏ hơn dạ dày người lớn 5 lần nhưng vi chất dinh dưỡng cần bổ sung lại cao hơn người lớn 3-5 lần tính trên mỗi cân nặng của bé.

Chính vì vậy, một em bé sơ sinh ngày đầu tiên sẽ ăn 8-12 lần trong vòng 24 giờ, có nghĩa là bé nên được cho ăn khoảng 1-3 giờ/cữ và một em bé đang độ tuổi ăn dặm nên ăn ít nhưng đủ chất và chia làm 2-3 bữa nhỏ trong ngày.

Một số bà mẹ hay phàn nàn rằng “tại sao cùng tháng cùng ngày tuổi nhưng con tôi lại ăn ít hơn “con nhà người ta”. Thực tế, mỗi bé có một cơ thể khác nhau, một nhu cầu ăn khác nhau và một tốc độ tăng trưởng khác nhau.

Chính vì vậy, các bà mẹ không nên nhìn tháng tuổi của con để quyết định số lượng sữa, cháo bé ăn mà nên dựa vào chính nhu cầu và khả năng của con để quyết định.

Một Số Cách Xác Định Mức Độ No Của Trẻ

Dưới đây là một số cách xác định mức độ no của trẻ để giúp bố mẹ có những tham khảo cần thiết. Tuy nhiên cần tuân thủ nguyên tắc, khi con đã no, từ chối ăn thì không cố gắng ép bé ăn thêm.

  • Trong trường hợp bé bú sữa mẹ từ 6 lần trong vòng 24 giờ có nghĩa là bé đã bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Nếu số lần bé tiểu trong ngày ít hơn 5 lần, có thể phỏng đoán là bé đang thiếu sữa, chưa ăn đủ.
  • Trẻ đang trong thời gian bú sữa mẹ và ăn đủ thì phân sẽ mềm như bơ. Số lần đi ngoài của bé từ 2 – 4 lần mỗi ngày.
  • Đối với trẻ nhỏ, khi ăn đủ no, mỗi tháng trẻ sơ sinh có thể tăng trung bình từ 125 gram mỗi tuần, mỗi tháng bé có thể tăng từ 600 gram.
  • Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi, nếu ăn đầy đủ, trẻ có thể tăng từ 500 gram mỗi tháng.
  • Có thể nhận biết một số dấu hiệu bé đói sớm như: bé liếm môi, mút ngón tay, mút môi, quần áo hoặc đồ chơi, thường hay há miệng, thè lưỡi,…

Thể tích dạ dày trẻ sở sinh thay đổi từng ngày. Vì vậy mẹ nên theo dõi chế độ ăn uống của con để đáp ứng đủ dinh dưỡng, tránh thừa hoặc bị thiếu hụt.

Hi vọng bài những chia sẻ của Stcpharco sẽ hữu ích với bạn.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/uong-thuoc-khi-doi-bi-say

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/atlas-giai-phau-da-day

Comments
Trackback URL:

Add Comment
[...] https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/the-tich-da-day-tre-so-sinh [...] Read More
Posted on 10/18/22 4:39 PM.
[...] https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/the-tich-da-day-tre-so-sinh [...] Read More
Posted on 10/18/22 4:39 PM.
[...] Whether is actually usually morning breath, garlic mouth or chronic sewer breath, it in no way pleasant when you are on the receiving end of breath gone... [...] Read More
Posted on 10/19/22 4:58 AM.