Blogs Blogs

Dấu hiệu triệu chứng viêm phần phụ và cách phòng tránh

Viêm phần phụ là gì? Là một căn bệnh phụ khoa khá phổ biến ở phụ nữ, gây ra những hiện tượng viêm nhiễm ở phần phụ bao gồm vòi trứng, buồng trứng và hệ thống dây chằng rộng. Căn bệnh này là một trong những nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mang thai ngoài tử cung và gây vô sinh ở phụ nữ,... Chính vì vậy, hiểu và nắm rõ bệnh, biết cách phòng bệnh sẽ giúp chị em tránh được những hậu quả đáng tiếc về sau.

Viêm phần phụ

I. Dấu hiệu triệu chứng viêm phần phụ

Bệnh viêm phần phụ là hậu quả của việc quan hệ tình dục không an toàn, giữ vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, những biến chứng sinh đẻ như: Nạo phá thai không an toàn, nạo sót rau, bóc rau sau đẻ,... Bên cạnh đó, viêm phần phụ thường xảy ra thứ phát sau các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, âm hộ, tử cung, cổ tử cung hay niêm mạc tử cung. Viêm phần phụ có hai thể là bệnh viêm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mãn tính.

Dấu hiệu viêm phần phụ:

  • Đau bụng dưới là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh. Viêm phần phụ sẽ tạo ra các cơn đau âm ỉ ở phần bụng dưới và nằm trong khả năng có thể chịu đựng được của chị em nên thường xuyên bị bỏ qua. Cơn đau chỉ rõ rệt hơn khi vận động mạnh. Các cơn đau ở phần bụng dưới sẽ tăng mức độ khi bệnh nặng, khi nhấn vào bụng dưới hoặc khi đang đại tiện và khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, hông cũng thường xuyên đau và mỏi ngay cả khi chưa đến kỳ kinh.
  • Sốt: Viêm nhiễm phụ khoa ở mức độ nặng cũng sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng giảm khiến chị em bị ốm và sốt, thường là sốt cao, có thể lên đến 40 độ C. Trong cơn sốt, người bệnh có thể cảm thấy rùng mình, cảm giác ớn lạnh, nhiệt độ thì tăng giảm bất thường. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng chóng mặt và buồn nôn.
  • Dịch âm đạo tiết bất thường: Bệnh viêm phần phụ cũng khiến khí hư tiết ra từ âm đạo có mùi tanh khó chịu, màu sắc khác thường (vàng hoặc xanh), dạng đặc hoặc lỏng đôi khi có cả mủ kèm theo.
  • Tiểu rắt hoặc tiểu buốt: Viêm nhiễm phần phụ kéo dài sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến những cơ quan lân cận, trong đó có cả bàng quang và niệu quản. Hai bộ phận này sẽ bị chèn ép dẫn đến các hiện tượng đái dắt, tiểu buốt và ứ nước ở thận.
  • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt ra nhiều trong thời kỳ hành kinh, xuất huyết bất thường, đau bụng kinh dữ dội, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài bất thường, máu kinh có màu đen, vón cục, có thể ra máu giữa chu kỳ kinh.

II. Bệnh viêm phần phụ có nguy hiểm không?

Viêm phần phụ có nguy hiểm không là thắc mắc chung của rất nhiều chị em khi mắc phải căn bệnh này. Chị em nên nhớ rằng, bất cứ bệnh viêm phụ khoa nào cũng đều gây ra những ảnh hưởng không tốt cho cơ thể nếu không được điều trị đúng cách và bệnh viêm phần phụ cũng không ngoại lệ. Bệnh viêm phần phụ có thể gây ra hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng với sức khỏe như:

  • Áp xe phần phụ, buồng trứng: khi đã có tình trạng apxe thì chị em cần tiến hành phẫu thuật để tháo hút mủ, thậm chí là phải cắt bỏ buồng trứng thì mới có thể điều trị được dứt điểm. Theo thống kê thì có khoảng 15% các trường hợp apxe phần phụ bị vỡ và 10-20% trường hợp bị nhiễm trùng huyết, cực kỳ nguy hiểm.
  • Viêm phúc mạc đáy chậu, viêm phúc mạc toàn thể: tình trạng bệnh viêm phần phụ kéo dài có thể lan rộng ra và gây nên tình trạng viêm phúc mạc đáy chậu với các biểu hiện như co cứng ở thành bụng dưới rốn, bị đau khi khám âm đạo, trực tràng…

III. Hậu quả khi bị viêm phần phụ

Hậu quả viêm phần phụ

Bệnh viêm phần phụ được chia làm viêm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mãn tính. Viêm phần phụ cấp tính không được điều trị dứt điểm và kịp thời sẽ chuyển sang viêm phần phụ mãn tính. Viêm phần phụ mãn tính gây cho bệnh nhân rất nhiều khó chịu và khó có thể được điều trị khỏi hoàn toàn, vi khuẩn vẫn còn tồn tại nên thỉnh thoảng lại xuất hiện một đợt bùng phát trở lại. Chưa dừng lại ở đó, viêm phần phụ còn gây ra hàng loạt các hậu quả nguy hiểm.

  • Mang thai ngoài tử cung cao: Khi phần phụ bị viêm thì vòi trứng có nguy cơ viêm cũng rất cao. Vòi trứng bị viêm có thể dẫn tới tắc và chít hẹp làm trứng không đi đi sâu vào bên trong tử cung làm tổ. Do đó, trứng có thể làm tổ ở bên ngoài tử cung và gây ra hiện tượng mang thai ngoài tử cung, rất nguy hiểm cho người phụ nữ.
  • Vô sinh: Bệnh viêm phần phụ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất trứng, làm chất lượng trứng bị giảm. Đồng thời, viêm nhiễm vòi trứng có thể làm vòi trứng tắc hoàn toàn khiến trứng không thể gặp được tinh trùng và làm quá trình thụ thai bị cản trở. Nếu có thụ thai được nhưng chất lượng trứng không tốt cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi sau này.
  • Ảnh hưởng đến những bộ phận khác trong cơ thể, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Nếu bị bệnh viêm phần phụ kéo dài sẽ khiến vi khuẩn lây lan sang các bộ phận xung quanh rồi gây bệnh ở đó và kéo theo hàng loạt các bệnh phụ khoa khác: Viêm âm đạo, âm hộ, viêm tử cung thậm chí là ung thư cổ tử cung,...
  • Ảnh hưởng đến chất lượng sống: Viêm phần phụ kéo dài khiến cho cơ thể người bệnh bị suy nhược, thường xuyên mệt mỏi, ốm vặt, có cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Bệnh viêm phần phụ có thể viêm phúc mạc tiểu khung, viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng máu và có thể dẫn đến tử vong.

Viêm phần phụ cần được điều trị sớm để có thể ngăn chặn những hậu quả này như đã được chia sẻ ở trên. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng các thuốc kháng sinh, kháng viêm (dạng uống hoặc dạng đặt ở âm đạo). Các loại thuốc này có công dụng diệt khuẩn, diệt các tác nhân gây viêm nhiễm, phẫu thuật nội soi khi điều trị nội khoa khối viêm giảm ít hoặc khối viêm chuyển sang mãn tính.

IV. Cách phòng ngừa bệnh viêm phần phụ

Cách phòng ngừa viêm phần phụ

Để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như mất thời gian trong việc khám chữa bệnh, chị em nên chủ động phòng tránh các bệnh phụ khoa bằng một số biện pháp như:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: không thụt rửa âm đạo, không dùng dung dịch vệ sinh vùng kín có tính chất tẩy rửa quá mạnh, vệ sinh sạch sẽ trong thời gian có kinh nguyệt.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Điều trị dứt điểm khi bị viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… để tránh tình trạng viêm lan sang phần phụ
  • Khám phụ khoa định kỳ 1 năm 2 lần, nếu có những biểu hiện bất thường ở vùng kín hoặc về kinh nguyệt cần thăm khám ngay.

Cách phòng ngừa bệnh viêm phần phụ đơn giản nhất là đi thăm khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm nhất các bất thường.

✔️ Đọc thêm:

Comments