Blogs Blogs

Đặt vòng tránh thai khi nào và những lưu ý bạn nên biết

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài trong nhiều năm. Hiện nay, đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai được nhiều người sử dụng vì sự an toàn, hữu hiệu, đơn giản và kinh tế. Vậy vòng tránh thai là gì, đặt vòng tránh thai khi nào và cần lưu ý những gì? Cùng các chuyên gia của chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

I. Vòng tránh thai (IUD) là gì?

Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai tạm thời, thường được dùng rộng rãi vì đơn giản, hiệu quả. Ở Việt Nam, vòng tránh thai chứa đồng Multiload 375 và TCu 380A đang được sử dụng rộng rãi. Gần đây, vòng tránh thai nội tiết Mirena (dụng cụ tử cung có chứa nội tiết levonorgestrel) đã xuất hiện trên thị trường.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của phụ nữ tạo nên hiệu quả tránh thai kéo dài trong nhiều năm. Vòng tránh thai có thể được quấn dây đồng (hoặc không) để làm tăng hiệu quả ngừa thai. Hai loại thông dụng hiện nay là vòng hình chữ T và hình cánh cung, có quấn đồng. Đuôi vòng tránh thai có hai dây nhỏ thò ra âm đạo độ 2-3 cm, giúp kiểm tra vòng còn ở đúng vị trí hay không. Hiện tại dụng cụ tử cung hiện đại nhất là loại vòng tránh thai có chứa nội tiết levonorgestrel (vòng Mirena) được phóng thích dần dần, tạo hiệu quả tránh thai rất cao.

Cơ chế tác dụng chính của vòng tránh thai là gây ra phản ứng viêm tại niêm mạc tử cung, làm thay đổi về cấu trúc sinh hóa tế bào nội mạc và không tạo điều kiện thuận lợi để trứng thụ tinh làm tổ trong tử cung.

II. Những lưu ý trong đặt vòng tránh thai

  • Không phải ai cũng đeo được vòng tránh thai. Nếu không hợp, nó sẽ khiến nữ giới đau bụng, đau lưng hoặc ra máu kinh nhiều, thậm chí có thể gây thiếu máu.
  • Nếu trong thời gian mang vòng bị viêm nhiễm đường sinh dục thì viêm nhiễm có thể theo vòng lan lên trên, gây viêm lan rộng và có thể gây chửa ngoài tử cung. Vì vậy, trước khi đặt vòng, phụ nữ cần được khám phụ khoa để phát hiện kịp thời các viêm nhiễm và điều trị.
  • Trong thời gian mang vòng mà thấy có triệu chứng viêm nhiễm như dịch âm đạo vàng, xanh, ra nhiều, mùi hôi khó chịu, âm hộ ngứa ngáy, nên đi khám ngay để được chữa trị.

III. Thời điểm đặt vòng tránh thai

Thời điểm đặt vòng tránh thai thích hợp là ngay sau khi sạch kinh. Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, vòng tránh thai thường được đặt sau 6 tuần. Đối với sản phụ sinh mổ, thời gian đặt vòng sẽ muộn hơn, sau 3 tháng trở lên vì tử cung cần nhiều thời gian hơn để lành lại, các sợi chỉ khâu cũng hòa tan vào trong cơ tử cung. Đối với những phụ nữ sau hút thai, sau sảy thai nên đợi kinh nguyệt trở lại đều đặn mới đặt vòng tránh thai.

Nên đặt vòng tránh thai khi nào? Phụ nữ cần phải đặc biệt chú ý, bởi nếu đặt vòng sai thời điểm có thể dẫn đến những biến chứng khó lường, gây tổn thương tử cung, âm đạo, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bản thân.

IV. Nên đặt vòng tránh thai khi nào?

1. Đặt vòng tránh thai khi nào?

Đặt vòng tránh thai là biện pháp tránh thai hàng đầu mà nhiều chị em tin dùng bởi hiệu quả cao, thời hạn sử dụng dài có thể từ 5-10 năm tùy thuộc vào từng loại vòng. Bạn sẽ không cần phải nhớ uống thuốc tránh thai, hay sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Nên đặt vòng tránh thai khi nào để đảm bảo an toàn? Theo các bác sĩ phòng khám phụ khoa Đông Phương:

  • Chị em có sức khỏe bình thường thì thời điểm tốt nhất để đặt vòng tránh thai là khi sạch kinh nguyệt ngày thứ nhất. Giả sử bạn có kinh trong khoảng 3 ngày thì sạch kinh. Thì bạn nên đặt vòng tránh thai vào ngày thứ 4 của chu kì kinh nguyệt. Bởi khi đó cổ tử cung còn hé mở, nên thuận tiện để đưa vòng tránh thai vào bên trong buồng tử cung. Đặt vòng tránh thai lúc này cũng sẽ ra ít máu hơn, ít đau hơn, bạn sẽ không lo lắng nhiều.
  • Đặt vòng sau sinh khi nào thì hợp lí, với phụ nữ sau khi sinh thường thì chị em nên đặt vòng sau 6 tuần. Bởi đây là thời điểm xong giai đoạn hậu sản, tử cung, âm đạo đã lành nhưng tổn thương. Sức khỏe chị em cũng tốt hơn. Cổ tử cung cũng thu hẹp hơn, đúng kích thước ban đầu.
  • Vậy sinh mổ bao lâu thì đặt vòng được, đó là từ 3-6 tháng trở nên. Bởi sinh mổ thì tác đông mạnh đến tử cung  nên cần thời gian để tử cung lành hẳn và tiêu các sợi chỉ khâu.
  • Với phụ nữ sau khi đã nạo phá thai, hút thai hay sau khi uống thuốc bỏ thai hoặc sảy thai thì nên chờ đợi vào chu kỳ kinh đầu tiên về sẽ có thể đặt vòng tránh thai. Bởi thời gian này, các bác sĩ có thể xác định được rằng buồng tử cung đã sạch sẽ, chu kỳ kinh nguyệt đã quay trở lại bình thường.

Cách đặt vòng tránh thai cũng rất đơn giản, trước khi đặt vòng chị em cần khám phụ khoa để xác định xem có mắc bệnh nào hay không, và xác định xem có thai không. Dùng thước đo buồng tử cung chuyên dùng để xác định chiều dài buồng tử cung và đưa vòng tránh thai qua âm đạo và định vị tại buồng tử cung. Sau đó sẽ cắt bớt phần dây cước của vòng chỉ còn 3-4 cm, để tránh vướng víu và bất tiện khi quan hệ tình dục. Sau khi đặt vòng tránh thai có thể xảy ra một số tác dụng phụ như: đau bụng dưới, buồn nôn hoặc chu kỳ kinh nguyệt thất thường, ra máu âm đạo. Triệu chứng này là bình thường do phản ứng của dị vật lạ được đưa vào cơ thể. Các triệu chứng này kéo dài hay ngắn dựa vào cơ địa của bạn. Nếu triệu chứng không thuyên giảm kể cả khi bạn đã dùng các biện pháp khắc phục thì nên đến cơ sở y tế khám lại và có thể sẽ phải tháo vòng.

Các thao tác đảm bảo an toàn, nhẹ nhàng và không gây đâu đớn cho người đặt. Chị em nên đến những cơ sở y tế chuyên khoa, trung tâm kế hoạch hóa gia đình để khám và đặt vòng, có sự đảm bảo vô trùng nghiêm ngặt.

2. Chống chỉ định đặt vòng tránh thai cho những ai?

Tuy có nhiều ưu điểm và tỷ lệ tránh thai cao nhưng có những trường hợp chống chỉ định sử dụng vòng tránh thai:

  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai;
  • Đang bị viêm vùng chậu, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc mắc các bệnh này trong vòng ba tháng trước;
  • Bệnh lý ác tính đường sinh dục;
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung hay u xơ làm biến dạng lòng tử cung;
  • Xuất huyết đường sinh dục bất thường chưa được chẩn đoán và điều trị.
  • Ngay sau hút thai hoặc trong các trường hợp có thương tổn nặng chưa lành, chưa kiểm soát được băng huyết và thiếu máu cấp tính.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Như vậy các bác sĩ đã trả lời câu hỏi đặt vòng tránh thai khi nào? Còn bất cứ băn khoăn nào bạn có thể liên hệ để được hỗ trợ tư vấn miễn phí hoặc đến trực tiếp tại địa chỉ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh - 380 Xã Đàn  - Nam Đồng  - Đống Đa - Hà Nội.

Comments