Blogs Blogs

[ TÌM HIỂU ] Phân Độ Chấn Thương Gan Và Điều Bạn Cần Biết

Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, cùng Stcpharco tìm hiểu về phân độ chấn thương gan trong bài viết sau.

Chấn Thương Gan Là Gì?

Chấn thương gan là một trong những chấn thương tạng đặc thường gặp nhất trong chấn thương bụng kín, việc phân độ chấn thương không chỉ giúp đánh giá chi tiết mức độ tổn thương gan mà còn giúp các nhà lâm sàng có cái nhìn tổng quán, tiên lượng, đưa ra phương pháp điều trị cụ thể phù hợp nhất.

Chấn thương bụng kín là các tổn thương vùng bụng, chủ yếu là chấn thương các tạng đặc gây chảy máu cấp, chấn thương tạng rỗng gây viêm phúc mạc.

Đôi khi chấn thương bụng kín gây các chấn thương kết hợp cả hai tạng, hoặc chần thương kèm theo các cơ quan khác như não, phổi, xương…

Chấn thương bụng kín với nguyên nhân gây ra chủ yếu do tai nạn như: Tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong sinh hoạt, tai nạn trong thể thao. Một phần nguyên nhân khác là do ẩu đả đánh nhau gây ra các tổn thương vùng bụng.

Dấu Hiệu Vỡ Gan Trong Chấn Thương Bụng Kín

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan

Dưới đây là một số dấu hiệu vỡ gan trong chấn thương bụng kín

  • Đau khi ấn vào xương sườn bên phải, đau lan lên phía trên vai, nửa bụng bên phải có phản ứng khi ấn vào, bụng chướng dần
  • Người bệnh có dấu hiệu bầm tím, xây xát ở bụng ngực bên phải, có thể gãy các xương sườn 8,9,10 ở cung sườn bên phải
  • Nếu bệnh nhân vỡ gan ở mức độ nặng sẽ có các biểu hiện sốc do chấn thương như da, niêm mạc nhợt nhạt, có thể bị ngất hoặc choáng ngất, mạch khó lắm bắt, nhanh và nhỏ, buồn nôn, bí trung đại tiện
  • Từ các dấu hiệu trên bệnh nhân nên đi đến bệnh viện sớm nhất để làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp x-quang, chụp CT ổ bụng, nội soi ổ bụng để kiểm tra tình trạng tổn thương. Tránh để các tổn thương quá lâu dẫn đến không cứu chữa kịp thời.

Phân Loại Các Mức Độ Chấn Thương Gan

Phân loại AAST trong chấn thương Gan 2018 (american association for the surgery of trauma) là bản cập nhật chỉnh sửa mới nhất cho hệ thống phân loại chấn thương gan.

Chấn thương gan Độ I

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Tụ máu: dưới bao gan, <10% diện tích bề mặt
  • Vết rách: vết rách nhu mô gan sâu <1 cm

Chấn thương gan độ II

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Tụ máu: dưới bao gan, 10-50% diện tích bề mặt
  • Tụ máu: trong nhu mô đường kính trong nhu mô <10 cm
  • Vết rách: vết rách nhu mô sâu 1-3 cm, chiều dài <10 cm

Chấn thương gan độ III

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Tụ máu: dưới bao gan, >50% diện tích bề mặt
  • Tụ máu: trong nhu mô đường kính trong nhu mô >10 cm
  • Vết rách: vết rách nhu mô sâu >3 cm, 
  • Tổn thương mạch máu với chảy máu tích cực chứa trong nhu mô gan

Chấn thương gan độ VI

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Đường rách: gián đoạn nhu mô liên quan đến 25-75% thùy gan hoặc liên quan đến 1-3 Phân thùy  theo Couinaud 
  • Chấn thương mạch máu với chảy máu tích cực làm thủng nhu mô gan vào phúc mạc

Chấn thương gan Độ V

Phân Độ Chấn Thương Gan
Phân Độ Chấn Thương Gan
  • Rách: gián đoạn nhu mô liên quan đến> 75% thùy gan
  • Mạch máu: chấn thương tĩnh mạch cạnh sau (tĩnh mạch chủ dưới/ tĩnh mạch gan lớn trung tâm).

Chấn thương gan độ VI:

  • Mạch máu: Dập nát gan

Sinh Lý Bệnh

Hậu quả chính tức thì là xuất huyết. Lượng máu chảy có thể nhỏ hoặc lớn tùy theo tính chất và mức độ thương tổn. Nhiều vết rách nhỏ, đặc biệt ở trẻ em, có thể tự ngưng chảy máu.

Các tổn thương lớn hơn gây ra xuất huyết trầm trọng, thường dẫn tới sốc mất máu. Tỷ lệ tử vong là đáng kể trong tổn thương gan mức độ nặng.

Biến Chứng

Tỷ lệ biến chứng chung là < 7%, nhưng có thể lên đến 15 đến 20% đối với các tổn thương ở mức độ nặng. Các vết rách nhu mô sâu có thể dẫn đến rò mật hoặc hình thành tụ mật.

Trong rò mật, mật rò rỉ tự do vào khoang bụng hoặc ngực. Tụ mật là một khối chứa mật giống như áp xe. Tụ mật thường được điều trị bằng dẫn lưu qua da. Đối với rò mật, giảm áp đường mật thông qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) có tỷ lệ thành công cao.

Áp xe xảy ra trong khoảng 3-5% chấn thương, thường là do các mô bị phân hủy khi tiếp xúc mật. Cần nghi ngờ biến chứng này ở những bệnh nhân đau, sốt và tăng bạch cầu trong những ngày sau khi bị thương; CT giúp khẳng định chẩn đoán.

Áp xe thường được điều trị bằng dẫn lưu qua da, nhưng sẽ cần phẫu thuật mở bụng nếu dẫn lưu qua da không thành công.

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu về từng phân độ chấn thương gan. Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin, kiến thức hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/tre-bi-nghet-mui-ve-dem

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/lam-sao-biet-thai-nhi-bi-cam-diec

[ THẮC MẮC ] Làm Sao Biết Thai Nhi Bị Câm Điếc ?

Hiện nay, với các phương tiện thăm dò và xét nghiệm hiện đại, các thầy thuốc chuyên khoa có thể giúp cặp vợ chồng trả lời cho câu hỏi làm sao biết thai nhi bị câm điếc, cùng Stcpharco tìm hiểu nhé!

Phương Pháp Sàng Lọc Khiếm Thính Trẻ Sơ Sinh

Với sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ngày nay người phụ nữ trước khi kết hôn và trước khi mang thai cần được khám sàng lọc một số chứng bệnh có liên quan đến sức khỏe của những đứa con sau này, đó gọi là khám sàng lọc tiền hôn nhân và tiền thai.

Làm Sao Biết Thai Nhi Bị Câm Điếc
Làm Sao Biết Thai Nhi Bị Câm Điếc

Quá trình mang thai, bà mẹ cần tiếp tục được khám sàng lọc một số chứng bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai trong thai kỳ hoặc khi sanh nở, đó gọi là khám tiền sản.

Khám sàng lọc khiếm thính là một kỹ thuật của khám sàng lọc sơ sinh, nhằm đánh giá chức năng của cơ quan thính giác sau khi trẻ chào đời.

Nói cách khác là đánh giá khả năng nghe, hay sức nghe của trẻ sơ sinh để có hướng can thiệp sớm cho các bé có vấn đề bẩm sinh về thính giác.

Sàng lọc điếc bẩm sinh ở trẻ nhằm chủ động phát hiện, can thiệp và điều trị sớm dị tật ngay trong giai đoạn bào thai và sơ sinh.

Qua đó lợi ích của sàng lọc điếc bẩm sinh và tim bẩm sinh là giúp trẻ sinh ra phát triển bình thường, giảm số người tàn tật, thiểu năng trí tuệ.

Theo nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới, cứ 1.000 trẻ sinh ra thì có 3-4 trẻ bị điếc bẩm sinh. Tỷ lệ này tăng gấp 4-5 lần ở trẻ có nguy cơ cao như trẻ sinh non với cân nặng rất thấp, mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm trong 3 tháng đầu của thai kỳ, viêm màng não mủ, gia đình có người bị nghe kém bẩm sinh hoặc tiến triển…

Nếu trẻ được phát hiện điếc bẩm sinh (từ 2-3 tuổi) đã có thể phải gánh chịu những khuyết tật vĩnh viễn, không thể sửa chữa được về khả năng phát âm, phát triển ngôn ngữ và nhận thức so với các trẻ bình thường. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, những trẻ này hoàn toàn có khả năng hồi phục.

Sàng lọc điếc bẩm ở trẻ có thể được tiến hành từ 36 giờ đến 7 ngày tuổi, cũng có trường hợp sàng lọc tim bẩm sinh có thể phát hiện từ giai đoạn còn trong bào thai, giúp trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm ngay sau khi chào đời.

Những Trường Hợp Nào Cần Chẩn Đoán Trước Sinh?

Khi có thai, không ai có thể chắc chắn thai nhi trong bụng mẹ sẽ hoàn toàn bình thường. Ngay cả với các cặp vợ chồng còn trẻ, khỏe mạnh, đã từng sinh con bình thường cũng vẫn có nguy cơ sinh con dị tật, có điều tỷ lệ này thấp (khoảng 1-2% số trẻ sơ sinh).

Vì thế nếu có điều kiện thì nên thực hiện chẩn đoán trước sinh cho mọi trường hợp thai nghén. Điều này được đặc biệt lưu ý đối với những trường hợp thai nghén có nguy cơ sau đây:

  • Bà mẹ từ 35 tuổi trở lên: các nghiên cứu đã cho thấy các bà mẹ từ tuổi này trở đi, càng lớn tuổi thì tỷ lệ sinh con bị dị tật các loại càng nhiều, đặc biệt là các bệnh do rối loạn thể nhiễm sắc như bệnh Down (tam bội thể số 21).
  • Bà mẹ đã từng sinh con dị tật lần thai nghén trước.
  • Trong gia đình (cả bên chồng cũng như bên vợ) có người đã sinh con bất thường.
  • Những cặp vợ chồng có nguy cơ do tiếp xúc nhiều và lâu dài với hóa chất độc hại như chất dioxin trong chiến tranh, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, các thuốc đã biết có thể gây ảnh hưởng cho thai (như thuốc an thần thalidomit), thuốc hoặc tia xạ chữa ung thư…

Có tài liệu đã cho biết nếu dùng thuốc điều trị có corticoid từ 1 tháng trước khi có thai đến 3 tháng đầu của thai nghén thì tỷ lệ sứt môi của trẻ sơ sinh tăng hơn 5 lần so với nhóm các bà mẹ không dùng thuốc.

Các thuốc thuộc nhóm aminoglycoside (streptomycin, gentamycin…) có thể gây hư hại thần kinh thính giác của thai, gây điếc bẩm sinh và do điếc, trẻ lớn lên cũng bị câm luôn.

Mỗi cơ quan, bộ phận của thai nhi cũng có mức độ nhạy cảm đối với các loại thuốc mà bà mẹ sử dụng ở các tuổi thai khác nhau.

Ví dụ ở mắt từ tuần thứ 4 đến 8; tim từ tuần thứ 3 – 6; thần kinh từ tuần 3 – 5; tay chân từ tuần 4 – 7; răng – miệng từ tuần 7 – 8; tai từ tuần 4 – 9 và bộ phận sinh dục ngoài từ tuần 7 – 9…

Từ 12 tuần trở ra, các cơ quan, bộ phận của thai đã được tạo hình hoàn chỉnh thì các yếu tố gây dị tật không còn tác động nữa nhưng thai vẫn có thể bị nhiễm độc do thuốc hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virut hoặc ký sinh trùng (như sốt rét chẳng hạn) từ người mẹ.

Những phụ nữ bị sốt do nhiễm virut như cúm, sởi, quai bị, đặc biệt bị nhiễm virut Rubella trong thời gian ba tháng đầu tiên mang thai là giai đoạn phôi đang phát triển việc hình thành và hoàn thiện các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Các yếu tố bệnh lý nói trên tùy loại có thể gây dị tật cho một số cơ quan, bộ phận cơ thể của thai.

Câm điếc vừa có thể do di truyền, vừa có thể do mắc phải trong quá trình người mẹ mang thai hoặc sinh đẻ có tai biến.

Nguyên Nhân Dẫn Đến Điếc Ở Trẻ

Về di truyền: Gen câm điếc nằm trên nhiễm sắc thể thường, di truyền do gen trội hay gen lặn đều có thể dẫn đến điếc. Theo tạp chí di truyền Nature Genetics số ra tháng 12/1997 thì các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy một loại gen gây điếc và gọi tên là gen PDS.

Câm điếc do mắc phải:

  • Hút thuốc
Làm Sao Biết Thai Nhi Bị Câm Điếc
Làm Sao Biết Thai Nhi Bị Câm Điếc

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, mẹ có thói quen hút thuốc lá sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao bị điếc bẩm sinh ngay khi vừa chào đời. Trẻ em tiếp xúc với khói trong bụng mẹ có nguy cơ bị mất thính giác thần kinh tần số thấp gấp 3 lần so với những em bé được sinh ra bởi người mẹ không có thói quen này.

Mới đây, các nhà khoa học Đức cũng đã tiến hành thí nghiệm về ảnh hưởng của khói thuốc tới thai nhi trên những con chuột đang mang thai. Kết quả thử nghiệm cho thấy, tiếp xúc với chất nicotine trong khói thuốc trước khi sinh và trong thời gian cho con bú làm ảnh hưởng đến khu vực xử lý âm thanh của não bộ, gây ra sự phát triển bất thường.

Nghiên cứu này cũng chứng minh rằng, thính giác dễ bị tổn thương vì nicotine. Não bị suy giảm chức năng xử lý âm thanh khiến trẻ gặp vấn đề khó khăn trong phát triển ngôn ngữ và học tập.

Chính vì vậy, nếu mẹ bầu đang có thói quen sử dụng thuốc lá thì tốt nhất, hãy từ bỏ chúng càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi.

  • Sử dụng thuốc bừa bãi

Nhiều thành phần của thuốc có thể tác động trực tiếp đến sự hình thành hình và phát triển của thai nhi, gây ra những dị tật, trong đó có điếc bẩm sinh.

Thuốc kháng sinh, thuốc chống ung thư, thuốc ngủ hoặc giảm đau hạ sốt,… là những loại đặc biệt nguy hiểm với thai nhi mẹ cần cẩn trọng khi sử dụng trong thời gian mang thai. Mẹ bầu hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trong thời điểm nhạy cảm này.

  • Cho thai nhi nghe nhạc

Theo nghiên cứu, âm nhạc nếu có tần số từ 20Hz đến 15.000Hz ở bên ngoài môi trường thì hoàn toàn có khả năng lan truyền qua cơ thể mẹ đến với não của thai nhi. Đáng tiếc là các mẹ thường có ý nghĩ, khi cho con nghe nhạc cần mở âm lượng thật to, vì sợ bé không nghe thấy.

Hoặc cho con nghe nhạc bằng tai nghe, nhưng lại thường xuyên điều chỉnh âm lượng lớn nhỏ đột ngột.

Theo các chuyên gia, mở nhạc với độ lớn trên 120dB, sẽ gây nguy hiểm cho tế bào thần kinh thính giác của thai nhi trong bụng. Ngay cả khi đã mở nhỏ chỉ còn 90dB nhưng nếu nghe trong thời gian dài quá 8 tiếng thì vẫn sẽ gây hại cho thính lực của thai nhi.

Một nguy cơ khác từ thói quen này của mẹ là chọn nhạc không phù hợp. Nhiều mẹ bầu có thói quen nghe nhạc điện tử, nhạc sàn mạnh,… Nhưng họ không biết chính thói quen này cũng góp phần khiến con bị điếc bẩm sinh.

Làm Thế Nào Có Thể Ngăn Ngừa Điếc Ở Thai Nhi?

  • Nhiều trường hợp dị tật thai nhi có thể được ngăn chặn bằng một số cách để giảm nguy cơ sinh con bị dị tật bẩm sinh.
  • Bổ sung Axit folic: Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên bắt đầu bổ sung axit folic trước khi thụ thai. Những chất bổ sung cũng nên được thực hiện trong suốt thai kỳ. Axit folic có thể giúp ngăn ngừa khuyết tật của cột sống và não.
  • Không uống rượu, bia và hút thuốc: Phụ nữ nên tránh rượu, ma túy và thuốc lá trong và sau khi mang thai.
  • Thận trọng khi dùng một số loại thuốc: Một số loại thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh nghiêm trọng khi dùng bởi phụ nữ mang thai. Nên mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất kì loại thuốc nào.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh cũng giúp giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai. Phụ nữ có các bệnh từ trước, như bệnh tiểu đường, cần được chăm sóc đặc biệt để quản lý sức khỏe của họ.
  • Khám thai định kỳ để sớm phát hiện dị tật ở trẻ.

Hi vọng qua bài viết Stcpharco đã giúp bạn trả lời được thắc mắc làm sao biết thai nhi bị câm điếc. Có thể thấy, đối với trẻ sơ sinh và gia đình, ý nghĩa của phương pháp sàng lọc điếc bẩm sinh góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.

Giúp cho trẻ sinh ra đời phát triển bình thường hoặc tránh được những hậu quả nặng nề do dị tật bẩm sinh gây ra, phòng ngừa các hậu quả nặng nề của bệnh và cải thiện tương lai phát triển của trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cac-loai-ong-thong-da-day

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/bau-co-lam-toc-duoc-khong

[ TÌM HIỂU TÌNH TRẠNG ] Dịch Xoang Chảy Xuống Họng

Viêm xoang khiến dịch xoang chảy xuống họng khiến hơi thở có mùi hôi rất khó chịu và gây ra các triệu chứng như đau rát họng, ho khan kéo dài, cùng Stcpharco tìm hiểu về tình trạng này.

Viêm Xoang Chảy Dịch Xuống Họng Là Gì?

Viêm xoang là tình trạng lớp niêm mạc lót bên trong xoang bị viêm nhiễm, phù nề. Lúc này, dịch nhầy và mủ sẽ bị ứ đọng bên trong xoang và gây ra hiện tượng tắc lỗ thông xoang.

Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ và dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng xoang.

Dịch Xoang Chảy Xuống Họng
Dịch Xoang Chảy Xuống Họng

Viêm xoang là bệnh lý cần được phát hiện sớm và tiến hành điều trị đúng cách để tránh phát sinh biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Viêm xoang chảy dịch xuống họng là triệu chứng điển hình của bệnh viêm xoang mũi. Dịch nhầy và dịch mủ không được đào thải thông qua mũi sẽ tích tụ tại xoang, tràn xuống dưới họng và gây ra hiện tượng viêm xoang chảy dịch xuống họng.

Trong dịch này chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại nếu người bệnh nuốt phải sẽ bị đau họng, ho và hôi miệng. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này bạn nên cố gắng khạc nhổ ra ngoài, hạn chế nuốt dịch nhầy để tránh phát sinh các biến chứng tại đường hô hấp.

Dịch xoang chảy xuống họng thường có tính chất đặc quánh, khi khạc ra bên ngoài sẽ thấy có màu xanh hoặc vàng và kèm theo mủ.

Đây là triệu chứng thường gặp ở những bệnh nhân bị viêm xoang sàng sau hoặc viêm xoang mũi, hiện tượng này xảy ra nhiều nhất vào những thời điểm trời lạnh như buổi sáng sớm hoặc ban đêm.

Theo các chuyên gia về tai – mũi – họng cho hay, dịch xoang chảy xuống họng là do vui khuẩn, virus chứa trong chất dịch nhầy tấn công gây bít tắc lỗ thông xoang dẫn đến viêm nhiễm, tạo mủ trong các hốc xoang.

Những chất nhầy, mủ tích này tụ lâu dần nên bị tràn chảy xuống họng. Lúc này người bệnh cần phải khạc nhổ loại dịch đó ra ngoài nếu không sẽ làm cho họng cảm thấy ngứa và ho lên tục.

Hơn thế, việc nuốt chất nhầy này vào họng vô hình chung đã đưa vi khuẩn vào trong cơ thể, gây viêm nhiễm đến vùng khác.

Nếu người bệnh không khắc phục hiện tượng dịch xoang chảy xuống họng này thì hiện tượng tiếp theo bạn gặp phải là đau họng, ho kèm theo đó là hôi miệng.

Viêm Xoang Dịch Chảy Xuống Họng Có Nguy Hiểm?

Dịch Xoang Chảy Xuống Họng
Dịch Xoang Chảy Xuống Họng

Căn cứ vào đặc tính của nước mũi để xác nhận viêm xoang dịch chảy xuống họng có nguy hiểm hay là không.

Nếu nước mũi trong suốt, không màu và không mùi thì bệnh không đáng lo ngại, do cơ thể dị ứng với hiện tượng thay đổi thời tiết hoặc bị cảm lạnh, bạn chỉ cần uống thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

Nếu nước mũi đặc, màu ngà vàng hoặc xanh, có mùi hôi tanh thì hiện tượng nước mũi chảy xuống cổ họng là một dấu hiệu cảnh báo với cơ thể rằng tình trạng viêm xoang của bạn đã ở mức độ nặng.

Bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cụ thể như: gây ho khan, viêm rát cổ họng, viêm xoang mãn tính.

Vậy nên, khi gặp tình trạng viêm xoang dịch chảy xuống họng cần thăm khám bác sĩ để chẩn đoán đúng bệnh và có giải pháp điều trị kịp thời.

Nguyên Nhân Gây Ra Dịch Mũi Chảy Xuống Họng

Dịch Xoang Chảy Xuống Họng
Dịch Xoang Chảy Xuống Họng

Tình trạng chảy nước mũi sau hay dịch mũi chảy xuống họng là hiện tượng dịch đờm từ hốc mũi xoang, đi qua mũi và xuống đến thành sau họng.

Khi mới bắt đầu bệnh, hầu hết bệnh nhân sẽ không thể nhận biết các triệu chứng đặc trưng của bệnh. Nhưng khi bệnh diễn biến nghiêm trọng thì bệnh nhân cảm thấy rõ hiện tượng chất nhầy tồn đọng ở cổ họng.

Khi bị dịch mũi chảy xuống họng thường đi kèm với các triệu chứng gồm ho nhiều, nhất là vào ban đêm, hôi miệng, đau họng, cảm giác buồn nôn khi dịch đờm xuống đến dạ dày, cảm giác nghẹn ở cổ họng.

Nguyên Nhân Gây Dịch Xoang Chảy Xuống Họng

  • Dị hình vách ngăn mũi

Bị lệch vách ngăn mũi chỉ tình trạng vách ngăn mũi phát triển không bình thường, bị lệch về một bên do các chấn thương hoặc do hệ quả của thương tích ngay ở vùng sau mũi khi sinh.

Sức khoẻ bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hiện tượng này, lệch vách ngăn mũi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, nhiều trường hợp sẽ ngăn cản dịch đờm từ mũi chảy ra bên ngoài và khiến cho dịch mũi chảy xuống họng.

  • Do viêm xoang

Triệu chứng dịch xoang chảy xuống họng cũng thường gặp ở bệnh nhân bị viêm mũi xoang. Do dịch đờm có chứa vi khuẩn và nấm, làm tắc các lỗ xoang dẫn đến viêm nhiễm và tạo mủ ở các hốc xoang. Mủ tích tụ lâu ngày sẽ tràn xuống phía dưới họng kèm theo các triệu chứng ho, đau họng, hôi miệng…

  • Do viêm mũi dị ứng

Khi bệnh nhân hít phải chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, khói bụi… khiến lớp màng lót bên trong mũi bị viêm dẫn đến tình trạng viêm mũi dị ứng. Triệu chứng của bệnh là hắt hơi để chống lại các dị nguyên nói trên.

Ngoài ra, bệnh nhân thường bị ngạt mũi, chảy nước mũi kéo dài. Dịch mũi chảy xuống họng khi bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính. 

  • Do viêm mũi vận mạch

Dịch đờm chảy xuống họng cũng có thể do bệnh viêm mũi vận mạch. Nguyên nhân gây căn bệnh này là do hệ thần kinh đối giao cảm ở niêm mạc mũi phản ứng một cách thái quá với các tác nhân bên ngoài như vi khuẩn, nấm mốc, thời tiết…

Người bệnh bị viêm mũi vận mạch cũng gặp triệu chứng giống với viêm mũi dị ứng nhưng ít ngứa mũi và ít hắt hơi hơn, tuy nhiên tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi nặng nề hơn. Bệnh nhân ít nghẹt mũi và chảy nước mũi sẽ bị chảy dịch đờm từ mũi xuống họng.

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài các bệnh lý kể trên, dịch đờm từ mũi xuống họng cũng có thể do các nguyên nhân khác như thời tiết lạnh, khô hanh, nhiễm virus, cảm lạnh, cảm cúm, thay đổi thời tiết đột ngột, tác dụng phụ của một số loại thuốc, mang thai, do ăn đồ cay nóng thường xuyên.

Hậu Quả Của Viêm Xoang Chảy Dịch Xuống Họng

  • Hơi thở có mùi hôi 

Viêm xoang sàng nặng nề khiến dịch nhày bị tích tụ lâu ngày, tạo mủ đục, vàng, xanh, chảy xuống họng gây ra mùi hôi, hơi thở có mùi. Triệu chứng kéo dài gây phiền toái trong sinh hoạt, tự ti khi giao tiếp, mất ngủ thường xuyên và giảm khả năng tập trung.

  • Viêm họng 

Rất nhiều người bệnh bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng chia sẻ, họ không chỉ bị nghẹt tắc mũi mà dịch mũi chảy xuống họng cũng vô cùng khó chịu gây viêm, ngứa cổ họng kèm theo ho.

  • Khịt khạc đờm khó chịu

Dấu hiệu phổ biến khi dịch mũi chảy xuống họng là người bệnh luôn phải khụt khịt mũi và có cảm giác vướng mắc ở cổ, đằng hắng, khịt khạc đờm liên tục để loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng. 

Phương Pháp Khắc Phục Tình Trạng Dịch Đờm Từ Mũi Xuống Họng

Thăm khám và điều trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ

Ngay sau khi nhận biết được những dấu hiệu bệnh, cách tốt nhất là bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán bệnh chính xác.

Các bác sĩ sẽ dựa vào những biểu hiện bệnh để chỉ định bệnh nhân thực hiện nội soi tai mũi họng, chụp X-quang xoang hoặc một số phương pháp xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và đưa ra chẩn đoán bệnh.

Một số cách khắc phục tại nhà

  • Rửa mũi bằng dung dịch muối sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây kích thích ra khỏi mũi, xoa dịu niêm mạc mũi giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Dịch Xoang Chảy Xuống Họng
Dịch Xoang Chảy Xuống Họng
  • Súc miệng bằng nước muối: Nước muối giúp làm sạch miệng và giảm dịch đờm. Bạn có thể pha thêm với nước cốt chanh để đạt hiệu quả tốt hơn. 
  • Xông hơi bằng thảo dược, tinh dầu hay tắm nước nóng cũng sẽ giúp mũi của bạn trở nên thông thoáng hơn, giảm thiểu dịch đờm và tình trạng nghẹt mũi. 
  • Nên uống nhiều nước để giúp cho dịch đờm ở cổ họng trở nên loãng hơn. 
  • Nếu trời lạnh, bạn cần giữ ấm cho cơ thể.
  • Luôn đảm bảo không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. 
  • Hạn chế tiếp xúc với những sản phẩm dễ gây dị ứng. 
  • Nên thường xuyên giặt chăn gối và phơi dưới ánh nắng mặt trời. 

Trên đây Stcpharco đã giải đáp chi tiết cho hiện tượng dịch xoang chảy xuống họng, đồng thời gợi ý những cách khắc phục hiệu quả đối với vấn đề sức khỏe này.

Lời khuyên dành cho bạn là nên đi khám sớm khi thấy có những biểu hiện bất thường. Nếu bạn chủ quan để bệnh lâu ngày, bệnh dễ dàng tiến triển và ảnh hưởng đến cả đường hô hấp dưới và hệ thống tiêu hóa của cơ thể.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/gan-nhiem-doc-gay-ngua

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/tinh-hoan-tre-so-sinh-bi-xe

[ GIẢI ĐÁP ] Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa Có Nguy Hiểm Không ?

Gan nhiễm độc nếu để một thời gian dài không điều trị có thể dẫn đến xơ gan, viêm gan mạn tính, hoặc nặng hơn là bệnh ung thư gan, hãy cùng Stcpharco tìm hiểu về tình trạng gan nhiễm độc gây ngứa.

Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa
Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa

Ngứa Do Gan Là Gì?

Ngứa do gan là một trong những biểu hiện gợi ý cho việc chức năng thải độc của gan bị suy giảm. Gan được xác định là một trong các cơ quan thiết yếu của cơ thể bởi bộ phận này đảm nhận nhiều vai trò vô cùng quan trọng.

Khả năng thanh lọc, đào thải các chất độc hại cho cơ thể từ nước uống, thức ăn là một chức năng quan trọng, không thể thiếu ở gan và cần được đảm bảo.

Tuy nhiên nếu cơ thể dung nạp quá nhiều loại thực phẩm, thức uống có hại hoặc nhận nhiều loại độc tố khác nhau,tổn thương gan có thể xảy ra. Điều này khiến gan không thể thực hiện tốt hoặc đảm bảo các hoạt động chuyển hóa cần có.

Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa
Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa

Lượng chất độc tích tụ trong cơ thể lâu ngày sẽ hình thành nên những biểu hiện lâm sàng. Cụ thể như nổi mề đay, sẩn ngứa. Ngứa do gan thường xảy ra khi thời tiết khó chịu do nắng nóng, mùa hè, môi trường xung quanh ô nhiễm.

Trong điều kiện này, những người có cơ thể tiết nhiều mồ hôi, tuyến bã sẽ hoạt động mạnh và liên tục. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhiều nốt mẩn đỏ kèm theo cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng.

Bệnh sẩn ngứa do gan thường xuất hiện vào mùa hè, khi thời tiết khó chịu do nắng nóng, môi trường xung quanh ô nhiễm. Trong điều kiện này, cơ thể người thường tiết nhiều mô hôi, tuyến bã hoạt động mạnh là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành nhiều sẩn ngứa.

Ngứa do gan rất dễ tái phát nhiều lần khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong trường hợp không có biện pháp can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh và những triệu chứng đi kèm có thể âm thầm tiến triển trong một thời gian dài. Từ đó gây suy giảm chức năng mạn tính, thậm chí có thể dẫn đến xơ gan.

Nguyên Nhân Dẫn Tới Dấu Hiệu Gan Nhiễm Độc Là Gì?

Gan có chức năng chính là giải độc độc tố trong cơ thể. Nếu tình trạng chức năng gan tốt, gan sẽ loại bỏ thải các chất độc bên trong cơ thể, nhờ vậy mà bạn có thể phòng tránh được nhiều bệnh. 

Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa
Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa

 Có một số nguyên nhân chủ yếu dẫn đến dấu hiệu gan nhiễm độc điển hình như sau:  

  • Dùng thuốc chữa bệnh sai cách: Không nên quá lạm dụng vào thuốc tây tự mua khi chưa có kê đơn của bạn sĩ. Bạn nên bổ sung các loại thuốc bổ sung vitamin cần thiết cho cơ thể như là vitamin A, E, K, C,… và dùng thực phẩm chức năng thanh lọc gan mà bác sĩ kê đơn. 
  • Virus viêm gan B, C: Việt Nam là một trong các nước có tỷ lệ lây nhiễm virus viêm gan B và C chiếm đến 77 – 85%.
  • Dùng chất kích thích: Nguyên nhân xuất hiện dấu hiệu gan nhiễm độc phổ biến ở những người hay dùng các chất có cồn, rượu bia. Đây là nguyên nhân xếp thứ 2, chỉ sau virus viêm gan B,C. 
  • Thực phẩm ăn uống không vệ sinh: Những loại thức ăn ô nhiễm, không được chế biến sạch sẽ, càng làm tăng thêm sự nhiễm độc về gan.

Biểu Hiện Mẩn Ngứa, Dị Ứng Da Do Gan Như Thế Nào?

Triệu chứng đặc trưng của mẩn ngứa, dị ứng da, nổi mề đay do gan là sự xuất hiện của các mụn nhọt, mẩn đỏ có ngứa xuất hiện đột ngột trên da. Các mảng mẩn đỏ xuất hiện với giới hạn rõ, giai đoạn sớm có dạng các mẩn đỏ li ti sau lan ra phạm vi rộng.

Một số trường hợp nặng, mảng đỏ có thể lan rộng ra toàn thân, sờ vào thấy cứng mật độ chắc, dân gian thường gọi với cái tên là nổi mề đay hoặc mày đay. Các mảng đỏ trên da thông thường sẽ biến mất sau vài giờ, khi cơ thể không còn cảm giác lạnh.

Triệu chứng ngứa trong bệnh sẩn ngứa do gan thường chỉ âm ỉ kèm theo cảm giác nóng ran khắp các vùng da của cơ thể, tăng lên khi nhiệt độ môi trường sụt giảm đột ngột như gặp mưa, trời nhiều gió. Đây cũng là đặc điểm gợi ý giúp phân biệt các tình trạng ngứa kèm nổi mẩn do gan với các bệnh lý da liễu khác.

Trong các trường hợp có nổi mẩn ngứa do bệnh lý về da, triệu chứng ngứa thường có đặc điểm ngứa rát da nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các biểu hiện lâm sàng cũng không thể chắc chắn khi xác định các nguyên nhân chính xác của bệnh sẩn ngứa. Ngứa da gây nhiều khó chịu cho người bệnh, thường sẽ biến mất cùng với các mảng mẩn đỏ, mề đay.

  • Ngoài ra, khi chức năng gan suy giảm, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng ngoài da khác như:
  • Mệt mỏi, khó chịu, thay đổi tính tình
  • Giảm cảm giác ngon miệng, ăn uống kém, không tiêu
  • Đau tức âm ỉ vùng hạ sườn phải, đôi khi lan lên vai phải
  • Vàng da và mắt, nước tiểu đậm màu có hoặc không kèm theo phân bạc màu.
  • Chảy máu chân răng, dễ xuất hiện các mảng bầm tím trên da khi va chạm.

Điều Trị Bệnh Sẩn Ngứa Do Gan

Cách điều trị bệnh sẩn ngứa thường được áp dụng là giải độc cho gan, đồng thời hỗ trợ và cải thiện chức năng thanh lọc và thải các chất độc cho gan.

Tùy theo trường hợp bệnh, mức độ nghiêm trọng và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Bên cạnh đó, có thể bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân cần thay đổi một số thói quen trong sinh hoạt để cải thiện tình trạng bệnh bao gồm:

  • Thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp: Việc bổ sung thực phẩm phù hợp vào khẩu phần ăn hằng ngày rất quan trọng giúp cơ thể khỏe mạnh và tăng cường sức đề kháng, tốt cho chức năng gan.
  • Trong đó, người bệnh cần bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và hạn chế các thực phẩm chiên rán, giàu chất béo hay các thực phẩm đóng gói sẵn nhiều chất bảo quản.
Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa
Gan Nhiễm Độc Gây Ngứa
  • Bữa ăn của người bệnh nên bao gồm các món thanh đạm, dễ tiêu. Bổ sung đủ nước cho cơ thể, trung bình khoảng 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày là việc làm không được bỏ qua, nhất là vào các mùa nắng nóng.
  • Người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ và vitamin có nhiều trong các loại rau củ quả. Nên hạn chế tối đa những thực phẩm chiên rán, nhiều chất béo hay những loại thực phẩm đóng gói sẵn chứa nhiều chất bảo quản không tốt cho sức khỏe.
  • Đối với bệnh sẩn ngứa do gan, có thể ăn thêm nhiều loại rau có tính mát cũng hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị như khổ qua, rau má, sâm đất, bạc hà, lá sen, ngó sen, râu ngô, rau diếp cá… Người bị bệnh gan nên ăn các món thanh đạm, dễ tiêu hoá.
  • Bên cạnh đó, cần bổ sung đủ nước cho cơ thể trung bình khoảng 1,5 – 2l nước lọc mỗi ngày. Ngoài ra, có thể dùng thêm nước ép, sinh tố để bổ sung thêm nước và vitamin tốt cho sức khỏe.
  • Cần tránh xa những tác nhân gây hại đến chức năng gan, trong đó cần hạn chế tối đa những loại thức uống có cồn và thuốc lá.
  • Một chế độ sinh hoạt khoa học, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực và làm việc quá sức là rất quan trọng, giúp cân bằng giữa công việc, cuộc sống để tinh thần thoải mái giúp góp phần cải thiện tình trạng bệnh.
  • Người bệnh không nên thức quá khuya, cần ngủ đủ giấc và duy trì thói quen luyện tập thể dục, thể thao đều đặn với những bài tập phù hợp với sức khỏe. Có thể nhờ bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp với thể trạng.

Như vậy, gan nhiễm độc gây ngứa là cảnh báo về chức năng gan đang suy giảm nghiêm trọng.

Vì thế, để điều trị dứt điểm tình trạng này, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng phương pháp, giúp nhanh chóng hồi phục chức năng gan.

Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/tinh-hoan-tre-so-sinh-bi-xe

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/be-15-thang-chua-biet-noi

[ THẮC MẮC ] Tinh Hoàn Trẻ Sơ Sinh Bị Xệ Có Nguy Hiểm Không ?

Một trong những bệnh lý đáng lo ngại đó là tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng, đặc biệt phần bìu ở trẻ chảy xệ không rõ nguyên nhân, cùng Stcpharco tìm hiểu về tình trạng này.

Sa Tinh Hoàn – Tinh Hoàn Chảy Xệ Là Gì?

Tinh hoàn là bộ phận vô cùng quan trọng của nam giới. Giữ nhiệm vụ sản xuất tinh trùng và tiết ra testosterone.

Tuy nhiên, bộ phận này rất dễ gặp phải các bệnh lý bất thường. Trong đó, sa tinh hoàn tinh hoàn chảy xệ là tình trạng rất thường gặp ở nam giới.

Tinh Hoàn Trẻ Sơ Sinh Bị Xệ
Tinh Hoàn Trẻ Sơ Sinh Bị Xệ

Sa tinh hoàn là khi ở trạng thái bình thường khi đứng, tinh hoàn có chiều dài ngắn hơn chiều dài dương vật (lúc không cương cứng).

Sa tinh hoàn sẽ là tình trạng hai tinh hoàn bị chảy xệ hẳn xuống (có thể xệ một bên hoặc cả hai bên), dài hơn cả dương vật. Khi ngồi thì phần da bìu không thể ôm gọn được tinh hoàn như bình thường.

Tinh hoàn chảy xệ là tình trạng lớp bìu bao quanh tinh hoàn bị giãn ra, kéo tinh hoàn xệ xuống dài hơn so với chiều dài của dương vật.

Nguyên Nhân Nào Gây Ra Sa Tinh Hoàn Ở Trẻ Sơ Sinh?

Sa tinh hoàn ở trẻ em là khi tinh hoàn bị treo thấp hơn bình thường, nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể xuất phát từ:

  • Do cấu tạo phần da bìu: Nguyên nhân bẩm sinh, do cấu trúc phần da bìu của trẻ rộng hơn bình thường.
  • Do bệnh lý từ một số bệnh bẩm sinh do đám rối tĩnh mạch vùng bìu bị giãn khiến cho tinh hoàn bị chảy xệ.
  • Do nhiệt độ: Thời tiết lạnh tinh hoàn có xu hướng kéo lên trên nhưng khi nhiệt độ tăng cao, phần vùng bìu bị giãn ra khiến cho tinh hoàn bị chảy xệ. 
  • Tràn dịch tinh hoàn: Khi nằm ở trong bụng mẹ, bé sẽ có một ống nhỏ nối tiếp từ vùng bụng mẹ đến phần bìu, khi sinh ra ống này sẽ bị bịt lại. Ở một số trẻ, ống không tự nhiên đóng lại khiến cho nước từ ổ bụng chảy xuống gây ra tràn dịch tinh hoàn, có thể nhận thấy qua một hoặc 2 bên bìu của trẻ bị xệ, căng bóng, khối toàn nước. 
  • Bộ phận sinh dục hơi to khiến nhiều phụ huynh nghĩ rằng tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ.
  • Viêm tinh hoàn: bệnh này thường xảy ra do tinh hoàn bị các vi khuẩn hoặc virus xâm nhập gây hại. Bệnh viêm tinh hoàn có thể dẫn tới triệu chứng tinh hoàn chảy xệ, vùng da bìu tinh hoàn bị sưng tấy, bị đau khi bị va chạm.
  • Do mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh: Các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn thường bị kéo dãn ra bất thường dẫn tới tình trạng tinh hoàn chảy xệ, bệnh này thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên trở nên.

Tinh Hoàn Chảy Xệ Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm Không?

Tinh hoàn là nơi cung cấp tinh trùng để duy trì nòi giống cho mục đích sinh sản của con người nên khi tinh hoàn bị chảy xệ thì khả năng đó sẽ suy giảm thậm chí không thể thực hiện.

Trẻ sơ sinh bị xệ tinh hoàn có rất nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do mắc bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Vì thế các bậc cha mẹ nên đưa con đi khám ngay khi trẻ có hiện tượng tinh hoàn chảy xệ hoặc kèm thêm các triệu chứng sưng, đau nhức ở tinh hoàn.

Khi chưa xác định được chính xác tình trạng của trẻ thì cha mẹ không nên tự chữa cho trẻ tại nhà mà cần phải đưa trẻ đên ngay cơ sở chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Điều Trị Bệnh Sa Tinh Hoàn Như Thế Nào?

Tinh Hoàn Trẻ Sơ Sinh Bị Xệ
Tinh Hoàn Trẻ Sơ Sinh Bị Xệ

Sa tinh hoàn gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển bình thường của trẻ, gây lo lắng cho phụ huynh.

Vậy nên, nếu như gặp những dấu hiệu bất thường của bệnh ở trẻ sơ sinh, nên đưa bé đến các cơ sở uy tín để thăm khám và xác định rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra hướng điều trị thích hợp:

  • Với trường hợp tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ do tràn dịch tinh hoàn, bệnh có thể tự khỏi khi bé lên 6 tháng đến 1 tuổi. Nhưng nếu sau 1 tuổi tình trạng này không được cải thiện tốt nhất nên đưa bé đi thăm khám để hiểu rõ tình trạng bệnh. Trẻ sẽ được phẫu thuật thắt ống thông và thoát hết nước ở màng tinh hoàn. 
  • Tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh mà có thể áp dụng các phương pháp chữa tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ, các bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân. Phẫu thuật được xem là phương pháp can thiệp duy nhất để cải thiện tình trạng tinh hoàn bị xệ. 
  • Bên cạnh đó, cha mẹ có thể áp dụng một chế độ ăn đầy đủ với trẻ em bị sa tinh hoàn và dạy cho trẻ một số bài tập để nâng cao thể lực, da săn chắc hơn. 
  • Bên cạnh đó, thực hiện các phương pháp vệ sinh đúng cách để giúp cho vùng sinh dục của bé luôn sạch sẽ, giảm tình trạng viêm nhiễm và bị sa tinh hoàn. 

Hy vọng những giải đáp về hiện tinh hoàn trẻ sơ sinh bị xệ sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức bổ ích trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng bé.

Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/be-15-thang-chua-biet-noi

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/be-sot-sieu-vi-noi-man-do

[ NGUYÊN NHÂN ] Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói

Bé 15 tháng chưa biết nói khiến nhiều mẹ lo lắng, thậm chí còn muốn đưa con đi khám ngay, trong bài viết này cùng Stcpharco tìm hiểu về điều này nhé!

Sự Phát Triển Ngôn Ngữ Và Nhận Thức Của Trẻ 15 Tháng Tuổi

Đến 15 tháng tuổi, phần lớn (khoảng 75%) trẻ em đã có vốn từ vựng riêng như “ba, mẹ” với ít nhất ba danh từ khác và tất nhiên là câu nói yêu thích nhất mọi thời đại của trẻ mới biết đi, “Không!” .

Đây cũng là những từ mà trẻ thường dùng. Trẻ 15 tháng tuổi cũng có thể làm theo những mệnh lệnh đơn giản, chẳng hạn như “Mang giày cho mẹ” hoặc “Đặt sách xuống”.

Trẻ cũng hiểu nghĩa của những cụm từ như “Không”, “Lại đây”, “Cho mẹ xem” và “Nhìn này.”

Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói
Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói

Trẻ bắt đầu tò mò và chỉ vào các bộ phận trên cơ thể của mình. Trẻ nhận biết các bài hát yêu thích, có thể nhún nhảy, múa, lắc lư, vỗ tay khi được nghe các bài hát ấy.

Đây là thời điểm trẻ khám phá vì trẻ bắt đầu đặt tên hay gọi tên các vật xung quanh. Trẻ có thể nhận biết rõ các vật như sách, chai, bóng và có thể tìm thấy chúng nếu được đặt gần trẻ.

Trẻ 15 tháng tuổi đang phát triển các khả năng khác nhau để tương tác với môi trường của mình bao gồm các kỹ năng giao tiếp và phát triển cảm xúc.

Dưới đây là một số cột mốc phát triển của bé mà bạn có thể tham khảo:

  • Biết mỉm cười và nhận ra những gương mặt thường xuất hiện
  • Bắt đầu nhận biết mình thích và không thích điều gì
  • Mạnh dạn khám phá và thử những điều mới
  • Sẽ tỏ ra bực dọc nếu phải chia sẻ đồ chơi
  • Yêu thích là trung tâm của sự chú ý
  • Dễ dàng tức giận vì nhiều lý do
  • Ôm và hôn cha mẹ, người thân

Để theo kịp những sự tìm tòi khám phá này, trẻ có thể phát triển cách nói bi ba bi bô theo cách riêng của trẻ và cố để nói chuyện với mẹ. Trẻ sẽ ôm và kéo chân của mẹ nếu cần sự chú ý của mẹ hoặc trẻ có thể đẩy hết đồ chơi về phía mẹ.

Nếu bé chậm nói, mẹ cũng đừng nên lo lắng quá vì mỗi đứa trẻ sẽ có sự khác nhau, trẻ sẽ dần phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.

Dấu Hiệu Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói

Khi bé có những biểu hiện này, có thể lúc này bé đang gặp những vấn đề phát triển ngôn ngữ và giọng nói, chẳng hạn như:

  • Không sử dụng điệu bộ, cử chí, chẳng hạn chỉ hoặc vẫy tay bye-bye khi được 12 tháng tuổi
  • Thích dùng cử chỉ hơn là lời nói để giao tiếp khi đến 18 tháng tuổi
  • Không bắt chước được âm thanh khi 18 tháng tuổi
  • Có khó khăn trong việc hiểu các yêu cầu đơn giản

Bạn nên đưa bé đi khám nếu trẻ trên 2 tuổi:

  • Chỉ có thể bắt chước âm thanh hoặc hành động và không tự mình phát âm từ hoặc các cụm từ
  • Chỉ nói một số âm thanh hoặc từ nào đó lặp đi lặp lại và không thể sử dụng ngôn ngữ nói để trò chuyện ngoài những nhu cầu thiết yếu
  • Không thể tuân theo các chỉ dẫn đơn giản
  • Có giọng nói khác thường (nghe như giọng mũi hoặc the thé)
  • Khó khăn trong việc hiểu ở tuổi này. Cha mẹ phải hiểu được khoảng một nửa số từ trẻ nói ra khi 2 tuổi và khoảng 3/4 vào lúc 3 tuổi. Vào năm trẻ lên 4, thậm chí người lạ cũng phải hiểu được trẻ nói gì.

Bé 15 Tháng Tuổi Chưa Biết Nói Có Ảnh Hưởng Gì Không?

Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói
Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói

Thông thường trẻ 15 tháng tuổi chưa biết do khả năng chậm nói vì một số nguyên nhân đến gia đình là chủ yếu.

Một số bố mẹ vì không để ý đến những dấu hiệu bất thường về ngôn ngữ ở trẻ dẫn đến trẻ rơi vào tình trạng chậm nói trong một thời gian dài. Điều này khiến trẻ nhận được rất nhiều sự thiệt thòi so với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ 15 tháng tuổi chưa biết nói khiến khả năng tiếp thu, phát triển nhận thức chậm hơn. Bên cạnh đó tư duy về ngôn ngữ cũng kém.

Khi bé bước vào độ tuổi đến trường, đây sẽ là một rào cản rất lớn trong học tập tập đặc biệt là những môn đòi hỏi đến tư duy ngôn ngữ.

Không những thế, trẻ sẽ đọc chậm, viết chậm, khả năng bộc lộ cảm xúc suy nghĩ khó khăn. Ngoài ra, khi trẻ chưa biết nói trong thời gian này là một nguyên nhân khiến trẻ mất tự tin trong giao tiếp, thường xuyên có những biểu hiện bực tức, cáu gắt với mọi người xung quanh.

Bố Mẹ Nên Làm Gì?

Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói
Bé 15 Tháng Chưa Biết Nói

Trước hết để giúp bé cải thiện, bạn có thể áp dụng một vài biện pháp đơn giản như sau:

  • Khi phản ứng với các hành vi không mong muốn của trẻ, hãy nói “không” một cách dứt khoát. Không đưa ra những lời giải thích dài dòng hoặc mắng mỏ, phát vào mông. Cho khoảng thời gian time out từ 30 giây tới 1 phút có thể giúp chỉ dẫn lại cho trẻ.
  • Khi trẻ có hành vi tốt, hãy ôm, hôn và khen ngợi nhiều.
  • Dùng nhiều thời gian để khuyến khích những hành vi mong muốn, hơn là để trừng phạt hành vi không mong muốn (khoảng gấp 4 lần).
  • Nói cho trẻ biết bạn đang làm gì. Ví dụ “mẹ đang lau tay bằng khăn”.
  • Đọc cho trẻ nghe hàng ngày. Hãy để trẻ tự giở trang sách. Lần lượt gọi tên các bức tranh với trẻ.
  • Mở rộng lời nói khi trẻ nói hoặc cố gắng phát âm, hoặc khi trẻ chỉ ngón. VD, trẻ chỉ vào ô tô, và phát âm “tô tô”, hãy nói “ừ đúng rồi, ô tô màu xanh”.
  • Đưa cho trẻ bút và giấy và để trẻ vẽ tự do. Hãy cho trẻ xem cách bạn vẽ đường thẳng ngang, dọc tờ giấy. Khen ngợi khi trẻ cố gắng bắt chước bạn.
  • Cho với khối gỗ, hình hộp, và các đồ chơi khác để khuyến khích trẻ sử dụng hai bàn tay.
  • Giấu những đồ chơi nhỏ và các thứ khác rồi để trẻ đi tìm.
  • Hát các bài hát kèm theo động tác, hãy để trẻ cùng làm các động tác cùng bạn (ví dụ đưa tay ra nào…).
  • Cho trẻ cái lọ, cái xoong hoặc một dụng cụ âm nhạc nào đó như trống, khuyến khích trẻ tạo ra âm thanh.
  • Cho trẻ nhiều khoảng không an toàn để khám phá (chú ý khóa, cất các thiết bị nguy hiểm trong nhà, chú ý cửa).
  • Cho trẻ đẩy đồ chơi ví như một cái xe kéo, cần cẩu…
  • Nếu sau một thời gian áp dụng biện pháp trên mà bé không cải thiện bạn có thể phải cho bé đi khám. Bạn nên cho bé đến các cơ sở có chuyên khoa Nhi để khám toàn diện cho bé và đánh giá. Chúc bé nhà bạn mau cải thiện.

Trẻ 15 tháng tuổi cần 5mg kẽm nguyên tố/ngày để trẻ ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn.

Kẽm đóng vai trò tác động đến hầu hết các quá trình sinh học diễn ra trong cơ thể, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein…

Các cơ quan trong cơ thể khi thiếu kẽm có thể dẫn đến một số bệnh lý như rối loạn thần kinh, dễ sinh cáu gắt,… Vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu về Vai trò của kẽm và hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý cho bé.

Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,… giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.

Hi vọng những thông tin trên đây Stcpharco chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn.

Có thế thấy, mỗi trẻ có sự phát triển về phản xạ, nhận thức khác nhau nên nếu bé 15 tháng chưa biết nói thì bố mẹ cũng không nên lo lắng quá.

Thay vào đó hãy dành thời gian trò chuyện, dạy bé nhiều hơn để bé hoạt ngôn dần.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/be-sot-sieu-vi-noi-man-do

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/chi-tu-tieu-khau-tang-sinh-mon-mau-gi

[ DẤU HIỆU ] Bé Sốt Siêu Vi Nổi Mẩn Đỏ

Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi trùng (virus) phát triển, làm bùng phát sốt siêu vi ở trẻ có sức đề kháng kém.

Trong bài viết này cùng Stcpharco tìm hiểu về tình trạng bé sốt siêu vi nổi mẩn đỏ và những điều cần lưu ý.

Sốt Siêu Vi Là Gì?

Sốt siêu vi, còn gọi là nhiễm siêu vi hoặc sốt virus phát ban, chỉ tình trạng trẻ bị sốt vài ngày đầu, nhưng chưa xác định được chính xác căn bệnh.

Triệu chứng có thể kéo dài hoặc lặp lại, uống thuốc hạ sốt vẫn không khỏi khiến phụ huynh hoang mang, không biết con mình mắc bệnh gì.

Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus và lây lan qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Sau khi mắc bệnh, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt sau đó xuất hiện các ban đỏ nên cha mẹ rất hay dễ nhầm lẫn với sốt xuất huyết hoặc bệnh sởi.

Trả lời cho câu hỏi sốt siêu vi phát ban khi nào hết, các bác sĩ cho biết bệnh sốt virus có thể tự khỏi sau 5 – 7 ngày, nhưng biểu hiện sốt ở trẻ em rất cần được chăm sóc.

Một số trẻ có tiếp xúc với nguồn lây các siêu vi đặc biệt như H1N1, H5N1, H7N9 có thể bị viêm phổi nặng, diễn tiến đến suy hô hấp và thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Những Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Trẻ Bị Sốt Siêu Vi Nổi Phát Ban

Những dấu hiệu của sốt siêu vi thường khá giống với các bệnh thông thường. Do vậy, cha mẹ cần đặc biệt chú ý những dấu hiệu dưới đây để có thể kịp thời đưa trẻ đi khám và kiểm tra kịp thời.

  • Trẻ bị sốt cao

Sốt cao là biểu hiện rất thường gặp ở những trường hợp trẻ bị sốt siêu vi. Nhiệt độ cơ thể của trẻ thường dao động từ 38 đến 39 độ C, thậm chí có những trường hợp trẻ sốt cao lên đến 40 -41 độ C. Trong thời gian trẻ bị sốt, trẻ có thể sốt nhẹ, sốt cao, hoặc sốt rất cao, liên tục hoặc ngắt quãng.

  • Trẻ bị nổi phát ban

Những nốt phát ban thường xuất hiện từ 2 đến 3 ngày khi trẻ bị sốt siêu vi. Phát ban là dấu hiệu cho thấy tình trạng sốt của trẻ sẽ thuyên giảm bởi lúc này bệnh đã qua thời kỳ ủ bệnh và phát bệnh.

  • Sốt siêu vi phát ban sẽ có dấu hiệu đau đầu

Trẻ bị sốt siêu vi sẽ có dấu hiệu nhức đầu dữ dội và quay cuồng. Nguyên nhân được cho là do tuần hoàn máu mạnh và mạch máu căng ra.

Ở một vài trường hợp, trẻ bị đau đầu nhưng vẫn tỉnh táo và kèm theo đó là dấu hiệu chảy nước mũi, tai xuất hiện nhầy và ngứa hơn bình thường. Điều này khiến trẻ khó chịu, đau đớn và quấy khóc.

Bé Sốt Siêu Vi Nổi Mẩn Đỏ
Bé Sốt Siêu Vi Nổi Mẩn Đỏ
  • Trẻ bị viêm đường hô hấp khi sốt siêu vi phát ban

Cùng với các dấu hiệu sốt, đau đầu thì bệnh còn có các biểu hiện của viêm đường hô hấp như: trẻ bị viêm họng, rát họng, chảy nước mũi, hắt hơi, sổ mũi…

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện sớm nếu nguyên nhân gây sốt siêu vi là do virus đường tiêu hóa gây ra. Tuy nhiên, cũng có những trẻ xuất hiện triệu chứng này muộn hơn vài ngày sau khi sót. Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là: tiêu chảy, không có máu và chất nhầy.

  • Các dấu hiệu khác

Ngoài các dấu hiệu kể trên thì trẻ còn các biểu hiện khác như:

  • Viêm hạch: Hạch có thể xuất hiện ở vùng đầu, mặt, cổ và sưng to gây đau. Những hạch này rất dễ nhận biết nên cha mẹ có thể sờ là thấy được.
  • Trẻ bị viêm kết mạc: Lúc này, kết mạc của trẻ có thể bị đỏ, chảy nước mắt và mắt lờ đờ.
  • Nôn ọe: Khi bị sốt siêu vi trẻ rất dễ bị nôn ọe sau ăn do viêm họng và kích thích chất nhầy.
Bé Sốt Siêu Vi Nổi Mẩn Đỏ
Bé Sốt Siêu Vi Nổi Mẩn Đỏ

Nguyên Nhân Dẫn Đến Sốt Siêu Vi Kèm Phát Ban

Sốt siêu vi kèm phát ban xảy ra là do hệ miễn dịch phản ứng lại với virus hoặc tác nhân này tác động lên các tế bào da.

Ví dụ như khi nhiễm virus sởi, hệ miễn dịch phát hiện có kháng nguyên lạ di chuyển trong hệ tuần hoàn và giải phóng ra các chất hóa học để tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, những chất này cũng gây viêm da, dẫn đến phát ban.

Mặt khác, bệnh zona lại liên quan đến việc tái hoạt động của virus thủy đậu nằm im trong các dây thần kinh.

Khi đó, virus bắt đầu di chuyển xuống theo các dây thần kinh và đến da. Sau đó, chúng nhân lên tại đây và phát ban zona sẽ hình thành.

Một số bệnh do nhiễm virus có khả năng gây sốt kèm phát ban bao gồm:

  • Rubella
  • Thủy đậu
  • Bạch cầu đơn nhân
  • Sốt phát ban
  • Tay chân miệng
  • Bệnh thứ năm (ban đỏ nhiễm khuẩn)
  • Zika
  • Sốt xuất huyết

Cách Điều Trị Sốt Siêu Vi Ở Trẻ Hiệu Quả Cho Mẹ

Hầu hết trường hợp trẻ sốt siêu vi đều chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy việc điều trị bệnh chủ yếu tập trung vào việc cải thiện triệu chứng. Cụ thể:

  • Hạ sốt

Bỏ bớt chăn, quần áo, chỉ cho bé mặc đồ mỏng và sáng màu để cơ thể tỏa nhiệt;

Uống thuốc hạ sốt acetaminophen (paracetamol) khi sốt trên 38°C. Thuốc có hiệu quả nhanh sau 30 phút và kéo dài từ 4 – 6 giờ, ít tác dụng phụ. Lưu ý liều lượng thích hợp với độ tuổi của bệnh nhi;

  • Bù điện giải, dinh dưỡng

Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em nếu để kéo dài có thể gây ra tình trạng mất nước, rối loạn điện giải. Vì vậy mẹ hãy cho bé sử dụng nước ấm hoặc Oresol. Ngoài ra có thể ăn cháo loãng hoặc các món canh để bù điện giải.

Sốt cao có thể gây mất nước và rối loạn điện giải, vì vậy nên cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội. Về dinh dưỡng thì nên cho trẻ ăn món lỏng, dễ tiêu và bổ dưỡng để cung cấp đầy đủ chất cho bé.

  • Chống bội nhiễm

Sốt virus trẻ rất có thể bội nhiễm ở đường hô hấp. Nên mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ. Sử dụng dung dịch NaCl 0,9% kèm nhỏ mắt để làm sạch cho bé.

  • Cho bé nghỉ ngơi

Sốt siêu vi hoàn toàn có thể đẩy lùi nhờ vào miễn dịch. Do đó để quá trình này rút ngắn mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn bằng việc ngủ nhiều, tránh các hoạt động thể chất hoặc làm việc quá sức,…

Cách Phòng Ngừa Tình Trạng Sốt Siêu Vi Ở Trẻ

Tình trạng sốt siêu vi ở trẻ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng sức khỏe của bé nếu mẹ không biết xử trí.

Do đó, tốt nhất là hãy phòng ngừa cho bé bằng biện pháp sau:

  • Quan tâm chế độ dinh dưỡng của bé. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp các bé nâng cao thể trạng, tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh tật
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế xâm nhập của các tác nhân có hại
  • Tiêm phòng đầy đủ các mũi quy định cho bé để tăng đề kháng
  • Hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc nơi đông người khi đang bị ốm

Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Sau Khi Hết Sốt Cần Điều Trị Như Thế Nào?

Bé Sốt Siêu Vi Nổi Mẩn Đỏ
Bé Sốt Siêu Vi Nổi Mẩn Đỏ

Cần theo dõi chặt chẽ khi bị nổi mẩn đỏ sau sốt. Đo nhiệt độ để kiểm tra thân nhiệt của bé và theo dõi các triệu chứng, đi khám khi sốt cao hoặc kèm thêm dấu hiệu khác.

Trong hầu hết các trường hợp, sốt kèm theo phát ban có thể được điều trị tại nhà.

  • Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, ba mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt cho con theo tư vấn của bác sĩ.
  • Khuyến khích con uống nhiều nước, sữa hoặc chất điện giải 
  • Tuy nhiên, nếu thấy trẻ có các triệu chứng sau đây, bạn cần cho con đi khám bác sĩ bởi rất có thể bé gặp các vấn đề nghiêm trọng hơn cần điều trị kịp thời: 
  • Đau họng
  • Sốt trên 38,8 ° C trong 24 giờ trở lên, đặc biệt khi trẻ sốt trên 40 độ cần đi viện ngay

Những điều không nên làm khi bé sốt siêu vi nổi mẩn đỏ

Việc điều trị, chăm sóc trẻ khi sốt là việc làm quan trọng, tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý không nên thực hiện các điều sau:

  • Quấn kín trẻ;
  • Kiêng ăn uống;
  • Nặn chanh, đổ sả hoặc thuốc vào miệng khi trẻ đang co giật;
  • Không cạo gió, cắt lễ và bất kỳ biện pháp truyền miệng nào chưa được khoa học chứng minh.

Tóm lại bé sốt siêu vi nổi mẩn đỏ là hiện tượng khá thường gặp, và thường nguyên nhân là do virus. Bệnh có thể tự khỏi mà không phải điều trị. Tuy nhiên, ba mẹ cần theo dõi bé chặt chẽ, đo nhiệt độ thường xuyên và theo dõi các triệu chứng của bé.

Nếu trẻ có thêm các triệu chứng khác thường thì nên đưa trẻ đi khám ngay. Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/chi-tu-tieu-khau-tang-sinh-mon-mau-gi

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/chi-phi-dieu-tri-day-thi-som

[ GIẢI ĐÁP ] Chỉ Tự Tiêu Khâu Tầng Sinh Môn Màu Gì ?

Thủ thuật cắt rạch và khâu tầng sinh môn sau khi sinh nở là những bước quan trọng trong quá trình chuyển dạ của các chị em.

Trong bài viết này hãy cùng Stcpharco tìm hiểu về chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn màu gì và điều bạn cần biết.

Chỉ Tự Tiêu Khâu Tầng Sinh Môn Loại Gì?

Chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn là loại chỉ khâu tầng sinh môn cho sản phụ sau đẻ, cái sẽ tự biến mất chứ không phải mất công đi tháo chỉ gây mất thời gian và tạo cảm giác đau cho sản phụ.

Khâu tầng sinh môn sau sinh bằng đường âm đạo là thủ thuật sản khoa đơn giản nhanh chóng, nhẹ nhàng.

Thời gian khâu tầng sinh môn sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút, thời gian khâu dài hay ngắn còn tùy thuộc vào độ sâu và rộng của vết rạch cũng như tay nghề của người bác sĩ hay nữ hộ sinh thực hiện.

Chỉ Tự Tiêu Khâu Tầng Sinh Môn Màu Gì
Chỉ Tự Tiêu Khâu Tầng Sinh Môn Màu Gì

Chỉ Tự Tiêu Bao Lâu Thì Tiêu Hết?

Một số yếu tố xác định khoảng thời gian cần thiết để các vết khâu có thể phân hủy và tiêu biến là:

  • Quy trình phẫu thuật được sử dụng hoặc loại vết thương cần khâu
  • Loại mũi khâu được sử dụng để đóng miệng vết mổ hoặc vết thương
  • Loại chất liệu của chỉ tự tiêu
  • Kích thước chỉ được chỉ định sử dụng

Thông thường, khung thời gian để chỉ có thể tiêu hết là từ vài ngày đến 1-2 tuần (sinh mổ), có loại cần đến vài tháng (phẫu thuật thay khớp).

 Chỉ Tự Tiêu Có Màu Gì?

Chỉ tự tiêu thường có màu tím, màu xanh dương, màu đen hoặc sọc kẻ để dễ dàng phân biệt với các mô mềm xung quanh, giúp cho việc khâu vết thương dễ dàng, tránh tình trạng cắt nhầm chỉ hoặc không buộc được chỉ khâu.

Hầu hết các loại chỉ khâu này sẽ được nhuộm thêm một màu tối để đồng đều màu chỉ, ít có trường hợp để màu chỉ khâu tự nhiên. Chúng ta thường gặp nhất đó là chỉ khâu Polyglactin có màu tím.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bác sĩ sẽ sử dụng chỉ khâu tự tiêu màu trong hoặc màu trắng (chỉ Poliglecaprone và Polyglactin) giúp đạt được thẩm mỹ tốt nhất nếu là vết thương ngoài da.

Nên Làm Gì Sau Khi Được Chủ Động Gỡ Mũi Khâu Chỉ Tự Tan?

Chỉ Tự Tiêu Khâu Tầng Sinh Môn Màu Gì
Chỉ Tự Tiêu Khâu Tầng Sinh Môn Màu Gì

Bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Giữ vết mổ sạch và khô. Tránh nhiễm bẩn, không để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời vì vùng da xung quanh vết mổ rất nhạy cảm trong giai đoạn đang lành, sẽ dễ bị bỏng nắng hơn các vùng da còn lại trên cơ thể.
  • Thoa kem dưỡng da vitamin E để giúp tăng tốc độ chữa lành và giảm sẹo. Tuy vậy, trước khi quyết định dùng kem dưỡng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ vì cơ địa mỗi người không giống nhau.
  • Nếu nghi ngờ vết mổ của mình bị nhiễm trùng, bạn nên lập tức đến viện để kiểm tra kịp thời. Nhiễm trùng vết thương có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng khác như viêm mô tế bào và nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu).
  • Nếu vết mổ hở miệng do chỉ tự tiêu bị đứt, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để khâu lại, tránh gây nhiễm trùng. Trong trường hợp có triệu chứng sốt hoặc nhận thấy vết mổ đỏ, sưng, đau hoặc chảy dịch (mủ) từ trước hoặc sau khi bạn gỡ bỏ mũi khâu, bạn cũng cần quay lại phòng khám để kiểm tra gấp.

Cách Chăm Sóc Vết Khâu Bằng Chỉ Tự Tiêu

Chỉ khâu tự tiêu có thể tự biến mất mà không cần tác động gì. Tuy nhiên, để giúp vết thương mau lành và hạn chế nhiễm trùng, đau nhức trong quá trình khâu vết thương, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Mặc quần áo kín để che vết chỉ khâu, tránh để tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
  • Không tạo áp lực lên vết thương. Điều này có thể khiến vết thương hở và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn của bác sĩ (Với vết thương ngoài da cần rửa cẩn thận vết thương bằng xà phòng và nước. Nhẹ nhàng làm khô khu vực và đeo băng mới. Thay băng của bạn khi chúng bị ướt hoặc bẩn).
  • Giữ cho khu vực vết thương khô ráo theo hướng dẫn. Không nên tắm hoặc bơi trong 12 – 24 giờ sau khi khâu. Tắm vòi hoa sen thay vì tắm bằng bồn.
  • Nếu phát hiện dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, có mủ, sốt, máu thấm nhiều qua bông băng thì cần nhanh chóng đến trung tâm y tế uy tín để được khử trùng và khâu lại vết thương.

Những Lưu Ý Sau Khi Khâu Tầng Sinh Môn Bằng Chỉ Tự Tiêu

Tuy chiếm diện tích rất nhỏ nhưng việc chăm sóc tầng sinh môn hậu phẫu lại làm khó vô số khách hàng. Cùng note lại 3 tips dưới đây để vùng kín của bạn nhanh khỏi và sớm tiêu chỉ nhé.

Vệ sinh tầng sinh môn sạch sẽ

Lưu ý đầu tiên sau khi khâu đáy chậu là bạn phải vệ sinh TSM thật sạch sẽ. Vệ sinh thường xuyên giúp vùng kín tránh 90% nguy cơ nhiễm trùng và ngăn chặn các bệnh phụ khoa. Bạn cần thực hiện:

  • Không động chạm, không rút chỉ khâu trong mọi tình huống
  • Rửa vùng dưới hàng ngày với nước muối/nước lá trầu không/nước vỏ bưởi
  • Không xài dung dịch vệ sinh phụ nữ, sữa tắm, xà bông, gel wax lông
  • Hạn chế dùng vòi xịt; dùng khăn ướt lau “cô bé” sau mỗi lần tiểu tiện
  • Các chị em gặp “đèn đỏ” phải dùng băng vệ sinh mỏng, thấm hút tốt
  • Nếu vùng cấm có dấu hiệu tuột chỉ, đóng vảy hoặc mụn nước nổi xung quanh, bạn cần tới ngay cơ sở phụ khoa gần nhất để xử lý.

Nghỉ ngơi, tránh hoạt động mạnh

Điều tiết vận động đóng vai trò quan trọng giúp vùng đáy chậu tránh khỏi các biến chứng tiêu cực. Chỉ khâu cũng không bị bục mà sớm tiêu đi, phần da sinh môn khó bị nhiễm trùng trầy xước.

  • Nằm yên tại chỗ trong 48 giờ đầu
  • Đi chậm, bước ngắn, không đá cao chân, ngồi gọn gàng, khép đùi
  • Tránh các bộ môn phải hoạt động mạnh ở chân như đi xe đạp
  • Luôn dùng đệm lót khi ngồi, chọn chất liệu lông mềm hoặc xốp
  • Mặc quần lót mỏng, có phần đũng 2 lớp. Quần ngoài ưu tiên rộng rãi, đũng không quá ôm sát.

Ăn uống đủ chất

Ăn uống đủ chất chính là “key word” cuối cùng giúp các chị em phục hồi nhanh chóng sau khi khâu tầng sinh môn. Trong một tuần kiêng cữ, bạn cần lưu ý cách ăn như sau:

  • Nạp đủ 5 nhóm dưỡng chất trong khẩu phần ăn. Hạ thấp chỉ số đạm và tinh bột; tăng cường xơ và vitamin
  • Không ăn đạm từ động vật, chuyển qua nguồn đạm “sạch” từ đậu đỏ, hạt khô, quả bơ, bắp cải tím, súp lơ xanh
  • Giữ chỉ số protein ở mức 100g/bữa; tránh ăn nhiều ức gà, gan lợn hoặc bơ sữa
  • Tăng 100 – 150g rau củ/hoa quả trong suất ăn; Tích cực ăn rau ngót, mướp đắng, bí ngô, khoai sọ, cam, dừa, táo vì chúng nhiều vitamin lại bổ máu.
  • Uống tối thiểu 2 lít nước/ngày; Kiêng rượu bia nước ngọt; chỉ nên dùng trà xanh, trà hoa/lá/quả khô, sinh tố – các dạng nước có tính detox.

Mong rằng nội dung được chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu được chỉ tự tiêu khâu tầng sinh môn màu gì. Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/chi-phi-dieu-tri-day-thi-som

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/tap-the-duc-xong-bi-chong-mat-buon-non

[ GIẢI ĐÁP ] Chi Phí Điều Trị Dậy Thì Sớm Là Bao Nhiêu ?

Khám tầm soát dậy thì sớm là biện pháp quan trọng không chỉ giúp phát hiện bệnh sớm mà còn đưa ra phương hướng điều trị hiệu quả, bảo vệ sức khỏe của trẻ, cùng Stcpharco tìm hiểu về chi phí điều trị dậy thì sớm.

Dậy Thì Sớm Là Gì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ gái có các dấu hiệu dậy thì trước 8 tuổi và trẻ trai có các dấu hiệu dậy thì trước 9 tuổi thì được coi là dậy thì sớm. 

Để nhận biết trẻ dậy thì sớm, ba mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu ban đầu sau đây.

  • Ở bé gái: 

Những thay đổi dễ nhận thấy nhất và thường gặp nhất là phát triển ngực (Khi tuyến vú phát triển, hiện tượng đầu tiên là núm vú nổi lên ở 1 hoặc 2 bên, sau đó núm vú to lên rõ, quầng vú rộng và thẫm màu dần), sự tăng trưởng chiều cao vượt trội, xuất hiện những đặc tính sinh dục thứ phát như trẻ mọc lông mu, lông nách, có kinh nguyệt …

  • Ở bé trai: 

Tăng kích thước tinh hoàn (đây là dấu hiệu sớm nhất: đường kính lớn nhất lớn hơn 2,5 cm, thể tích tinh hoàn trên 4 ml), dương vật và bìu phát triển, xuất hiện lông mu (các hiện tượng này thường đến sau sự phát triển tinh hoàn khoảng một năm) tăng trưởng chiều cao vượt trội, gia tăng chiều rộng vai, thay đổi giọng nói, có sự xuất hiện của tinh trùng trong mẫu nước tiểu vào sáng sớm xuất hiện trứng cá, mọc râu.

Thứ tự xuất hiện các triệu chứng dậy thì có thể bình thường như trong tiến triển dậy thì sinh lý:

  • Nữ: tuyến vú → lông sinh dục→ kinh nguyệt
  • Nam: tinh hoàn → dương vật→ lông sinh dục 

Tuy nhiên, trong DTS ngoại biên: kinh nguyệt là dấu hiệu đầu tiên. Nếu thấy những dấu hiệu trên thì ba mẹ nên đưa trẻ đi tầm soát dậy thì sớm.

Nguyên Nhân Dậy Thì Sớm Ở Trẻ

Phần lớn các trường hợp dậy thì sớm ở nữ là nguyên nhân vô căn (do cơ thể tự phát triển sớm hơn bình thường)  và có liên quan đến tình trang thừa cân béo phì, chỉ một số ít trường hợp là do bệnh lý (như các khối u tiết ra hormone sinh dục,…).

Mặt khắc hoặc do trẻ tiếp xúc với các chất có chứa hormone sinh dục hoặc có đặc tính như hormone sinh dục (Diethyl phthalate, Triclosan, Dichlorophenol, Methyl paraben, Propyl paraben…) có thể gây ra dậy thì sớm.

Dậy Thì Sớm Dẫn Đến Nguy Cơ Nào?

Mất cơ hội phát triển chiều cao tối ưu

Khi dậy thì sớm, các nội tiết tố trong cơ thể trẻ được sản xuất nhiều đến mức khiến trẻ tăng trưởng sớm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vì xương của trẻ trưởng thành nhanh hơn bình thường nên các đầu xương sẽ bị cốt hóa sớm và đóng khép sớm. Hậu quả là chiều cao của trẻ sẽ phát triển chậm dần và dừng lại sớm.

Theo nghiên cứu, trẻ dậy thì sớm có thể mất tới 3 năm tăng trưởng chiều cao. Cụ thể, trẻ gái dậy thì sớm có thể lùn hơn so với bạn cùng tuổi đến 12cm và con số này ở trẻ trai là 20cm.

Chi Phí Điều Trị Dậy Thì Sớm
Chi Phí Điều Trị Dậy Thì Sớm

Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm

  • Ở bé gái, chu kỳ kinh nguyệt diễn ra trước 8 tuổi sẽ dễ dẫn đến nguy cơ rối loạn nội tiết tố ở tuổi dậy thì, làm tăng nguy cơ bị hội chứng buồng trứng đa nang sau này.
  • Dậy thì sớm còn là căn nguyên gây vô sinh và dễ bị tấn công bởi những căn bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, bệnh lý tim mạch trong tương lai…
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý: Trẻ dậy thì sớm sẽ cảm thấy tự tin, mặc cảm do khác biệt về hình thể so với các bạn cùng tuổi.
  • Giảm lưu lượng tuần hoàn máu: Bé gái có kinh nguyệt quá sớm gây nguy cơ thiếu hụt máu rất cao, có thể làm giảm oxy lên não, gây chết tế bào thần kinh và dẫn đến đột quỵ.
  • Tăng nguy cơ bị lạm dụng tình dục: Trẻ dậy thì sớm có cơ thể phát triển gần tương đương với người lớn trong khi tinh thần chưa phát triển tương ứng khiến trẻ dễ bị lạm dụng tình dục, ham muốn sớm dẫn đến rủi ro quan hệ tình dục.

Cha Mẹ Cần Làm Gì Khi Trẻ Dậy Thì Sớm?

Đây là giai đoạn mà cha mẹ cần theo dõi và đồng hành cùng con để kịp thời nhận ra những thay đổi về thể chất lẫn tinh thần. Cha mẹ hãy nhớ đừng chủ quan cho rằng việc dậy thì sớm chỉ là phát triển sinh lý bình thường.

Đôi khi vì xấu hổ trước những thay đổi của cơ thể lẫn tâm sinh lý, trẻ không dám nói với người thân trong gia đình. Trẻ tự khép mình, tự “đối mặt”, từ đó dễ dẫn đến tâm lý tiêu cực. 

Phụ huynh nên kiên nhẫn giải thích, giúp trẻ hiểu và không lo lắng trước những thay đổi của cơ thể mình. Cha mẹ cũng cần phải học, tìm kiếm các thông tin chính thống, trang bị đầy đủ kiến thức để đưa ra lời giải thích đơn giản nhất cho trẻ. 

Trong quá trình này, cha mẹ hãy luôn tạo năng lượng tích cực giúp tâm lý trẻ thoải mái như khen ngợi những thành tích trẻ đạt được, bao dung đúng cách cho những sai lầm của trẻ, tránh nhận xét không hay về ngoại hình của trẻ khi có dấu hiệu dậy thì sớm.

Đồng thời, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám và tầm soát, điều trị dậy thì sớm kịp thời. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, tư vấn thói quen ăn uống, tránh những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầm vóc và tâm lý của trẻ.

Dù bé có gặp vấn đề dậy thì sớm, cha mẹ hãy luôn là bạn của con, mỗi quá trình phát triển của trẻ đều cần sự đồng hành của cha mẹ.

Ý Nghĩa Của Gói Sàng Lọc Dậy Thì Sớm

Việc phát hiện và điều trị dậy thì sớm cho trẻ, giúp hạn chế những biến chứng như:

  • Tình trạng xương phát triển sớm và đóng sớm khiến trẻ lùn ở độ tuổi trưởng thành
  • Trẻ dậy thì sớm sẽ có ít hơn 3 năm phát triển chiều cao so với các bè cùng trang lứa
  • Sự tăng khả năng tình dục ở bé trai dẫn đến khủng hoảng cảm xúc ở trẻ
Chi Phí Điều Trị Dậy Thì Sớm
Chi Phí Điều Trị Dậy Thì Sớm

Trên cơ sở khám sàng lọc phát hiện dậy thì sớm, việc điều trị dậy thì sớm cho trẻ sẽ đem lại những lợi ích như:

  • Cải thiện chiều cao
  • Ngưng trưởng thành sinh dục
  • Giảm nguy cơ quan hệ sinh dục sớm
  • Tránh xảy ra tình trạng lạm dụng tình dục
  • Dự phòng những rối loạn tâm lý có thể xảy ra ở trẻ.

Chi Phí Điều Trị Dậy Thì Sớm

Nếu được bảo hiểm y tế chi trả thì chi phí điều trị dậy thì sớm sẽ không đáng kể.Trường hợp trẻ dưới 6 tuổi dậy thì sớm thì việc tiêm hormon ức chế là rất cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ.

Nếu trẻ không được điều trị sẽ thua kém chiều cao hơn các bạn rất nhiều. Trẻ chỉ cao 1,5 m nhưng nếu sử dụng thuốc ức chế hormon trẻ có thể cao hơn thêm được 12 cm.

Chi phí tiêm hormon ức chế khoảng 3 triệu đồng/tháng, nếu có BHYT thì khoảng 600.000 đồng/tháng. (thông tin năm 2020 do bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương cung cấp).

Chi phí khám dậy thì sớm dao động từ 3- 4 triệu đồng. Ở các bệnh viện công chi phí có thể thấp hơn nhưng không nhiều, vì đều cần phải thực hiện các xét nghiệm máu, chụp Xquang đo tuổi xương, siêu âm, chụp cộng hưởng từ.

Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về chi phí điều trị dậy thì sớm. Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/tap-the-duc-xong-bi-chong-mat-buon-non

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/nguyen-nhan-toc-moc-nhanh

[ NGUYÊN NHÂN ] Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn

Bạn có bao giờ tập thể dục xong bị chóng mặt buồn nôn không? Nếu muốn hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của Stcpharco ngay nhé.

 Buồn Nôn Sau Khi Tập Thể Dục

Tập thể dục giúp cho cơ thể người nâng cao thể lực mang lại sự dẻo dai của cơ thể và sự cường tráng của cơ bắp.

Quá trình vận động thể dục sẽ đẩy nhanh việc sản sinh endorphins, đây là một loại hormone có tác dụng cải thiện sức khỏe tâm sinh lý, giảm cảm giác đau nhức và mang đến nhiều lợi ích cho người tập.

Nếu như bạn tập thể dục thường xuyên và có điều độ, cơ thể sẽ săn chắc hơn với cơ chế ngăn ngừa bệnh tật tốt hơn so với người không tập thể dục.

Tuy nhiên, ở một số người sau khi tập thể dục có thể có cảm giác nôn nao, buồn nôn. Đây có thể là một phản ứng khá bình thường khi bạn tập thể dục trong khi chưa hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân và bộ môn mà mình luyện tập.

Đối với một số ít trường hợp, buồn nôn sau khi tập thể dục là biểu hiện báo hiệu cho những căn bệnh tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tập. 

Nguyên Nhân Gây Buồn Nôn Sau Tập Thể Dục

Buồn nôn do tập thể dục có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, từ những người mới tập thể dục bình thường cho đến các vận động viên Olympic, Health dẫn lời chuyên gia y học thể thao Brian Babka tại Đại học thể thao Northern Illinois (Mỹ).

Theo Anne R. Crecelius – Phó Giáo sư Khoa học sức khỏe và thể thao ở Đại học Dayton (Mỹ), các cơ xương chân, tay phải co duỗi thường xuyên khi bạn tập thể dục. Để đạt hiệu quả cao nhất, chúng sẽ cần lượng oxy nhiều hơn trạng thái nghỉ thông thường.

Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn
Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn

Cơ tim cũng vì thế phải co một cách nhanh chóng nhằm đưa lưu lượng máu đến khắp cơ thể nhiều hơn cũng như đưa oxy đến các cơ giúp bạn tập luyện. Do đó, để cung cấp lượng máu tối đa đến các cơ này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh bằng cách giảm bớt máu ở các nơi không hoạt động, điển hình là ruột.

Lúc này, mạch máu ở ruột bị co lại hay còn gọi là co mạch (Vasoconstriction). Và có người sẽ cho rằng việc này sẽ gây ra triệu chứng buồn nôn sau khi tập thể dục. Song, đây chỉ là “phần nổi của tảng băng” thôi. Vậy tại sao khi lượng máu tới ruột ít hơn lại khiến bạn buồn nôn?

Anne R. Crecelius cho rằng, việc thiếu máu cục bộ hay lưu lượng máu giảm có thể tác động đến hệ tiêu hóa. 

Chúng sẽ thay đổi cách các tế bào hấp thụ dưỡng chất cũng như cách thức ăn được phân hủy khi đi qua ruột. Do đó, các những thay đổi này sẽ gây nên cảm giác khó chịu cho bạn.

Đặc biệt, việc lưu lượng máu giảm còn tạo nên ảnh hưởng rất mạnh khi hệ tiêu hóa đang phải cố gắng hấp thụ và phân hủy thức ăn nhiều hơn.

Và đây chính là lý do chủ yếu khiến bạn bị buồn nôn sau khi tập thể dục. Nếu bạn ăn một bữa no chứa nhiều chất béo hay carbohydrate cô đặc thì triệu chứng buồn nôn sẽ càng rõ hơn.

Ngoài ra, có một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng buồn nôn sau khi tập thể dục như:

  • Chế độ ăn: Nếu ăn uống sai cách như ăn trước khi tập thể dục, nhịn ăn,… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa bị cắt giảm năng lượng hoạt động và gây buồn nôn, nôn.
  • Hydrat hóa: Trong quá trình tập thể dục sẽ khiến cơ thể đổ mồ hôi rất nhiều và quá trình này sẽ làm mất đi các chất điện giải bên trong, dẫn tới tình trạng buồn nôn sau khi tập thể dục, nếu kéo dài có thể sẽ làm choáng váng, kém linh hoạt.
  • Tụt huyết áp: Nếu tập thể dục quá sức sẽ dẫn tới cơ thể thiếu hụt năng lượng, tụt huyết áp và biểu hiện nhất là choáng váng, chóng mặt, buồn nôn thậm chí là kiệt sức.
  • Hạ đường huyết: Tập thể dục không đúng cách có thể gây hạ đường huyết và dẫn tới buồn nôn, nôn.
  • Tập luyện quá sức: Tập thể dục quá sức sẽ mất đi năng lượng nhanh khiến cơ thể bị phản ứng mạnh dễ bị buồn nôn. Biểu hiện của việc tập thể dục quá sức là buồn nôn, choáng váng và say sẩm mặt mày.
Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn
Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn

Cách Khắc Phục Hiện Tượng Buồn Nôn Sau Khi Tập Thể Dục, Tập Yoga 

Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và tập luyện

Bạn hãy để cơ thể nghỉ ngơi ngay sau khi có các triệu chứng tập thể dục quá sức như chóng mặt, buồn nôn.

Lưu ý, khi cảm thấy mệt, bạn không nên dừng tập đột ngột. Nếu đang chạy bộ hãy chuyển sang chế độ nghỉ ngơi theo trình tự: chạy chậm, đi bộ rồi mới dừng lại nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian làm quen với các thay đổi.

Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn
Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn

Học cách điều tiết hơi thở

Chóng mặt, mất thăng bằng thường xảy ra khi người tập hít thở không đúng cách khi tập yoga. Nếu giữ hơi thở quá lâu, thở quá nhanh hoặc thậm chí thở quá sâu, bạn đều có thể gặp hiện tượng chóng mặt. Khi đó, hãy thả lỏng cơ thể, hít thở chậm và sâu hơn một chút.

Không nhắm mắt khi tập

Khi tập các bài tập thể dục có kiểm soát như gập bụng, các bài tập dưới sàn, yoga, pilates chuỗi và tập tạ, mọi người thường nhắm mắt và tập trung vào các động tác của bài tập. 

Tốt hơn là bạn hãy mở mắt và nhìn về phía trước để cơ thể nhận biết các chuyển động rõ hơn, giống như là khi bạn chống say xe vậy.

Lựa chọn đúng tư thế tập luyện

Một số tư thế trong yoga có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn khi tập. Ví dụ như các tư thế đảo ngược, tư thế đứng gập người về phía trước và tư thế lạc đà.

Nếu bạn hít một hơi thật sâu và gập người xuống thì dạ dày sẽ có cảm giác bị căng tức như khi ăn quá no và khiến bạn bị nôn. Nếu đang thở mạnh thì thay vì gập người, bạn có thể tham khảo chuyển sang tập squat.

Xây dựng và duy trì chế độ ăn uống khoa học

Bạn tuyệt đối không được bỏ bữa sáng khi tập thể dục, nhưng cũng không nên ăn quá no vì dư hoặc thiếu năng lượng khi luyện tập đều là nguyên nhân trực tiếp khiến đang tập thể dục bị chóng mặt, buồn nôn. Thời gian lý tưởng để ăn trước buổi tập là 1 đến 2 tiếng đồng hồ.

Bên cạnh đó, bạn hãy ăn đa dạng thực phẩm giàu vitamin C như cam, ổi, chanh; vitamin A như cà chua, cà rốt, gan động vật; vitamin D như hàu, tôm, lòng đỏ trứng; các loại thực phẩm giàu kẽm, magie, sắt, acid folic để cân bằng năng lượng trong cơ thể, hạn chế chóng mặt, buồn nôn khi tập thể dục.

Đặc biệt, bạn cần tránh xa thực phẩm chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu, đồ ăn cay nóng, đồ ăn với quá nhiều gia vị để tránh bao tử bị kích thích khi tập thể dục đồng thời cũng là cách để bảo vệ sức khỏe khỏi các bệnh tim mạch do dư thừa cholesterol.

Uống nước đúng cách

Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn
Tập Thể Dục Xong Bị Chóng Mặt Buồn Nôn

Mất nước không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn làm mất điện giải do tập thể dục quá sức. Chính vì thế, uống đủ nước là một trong những giải pháp quan trọng trong việc khắc phục tình trạng buồn nôn, chóng mặt khi chơi thể thao.

Tuy nhiên, uống đủ nước thôi là chưa đủ, để tránh mất sức khi tập thể dục bạn cần uống nước đúng cách.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, bạn không nên uống quá nhiều nước trong một lần mà hãy phân bổ thời gian uống nước theo lịch trình như sau:

  • Uống khoảng 2 ly nước (tương đương 473ml) trong 1 – 2 giờ trước khi tập luyện
  • Uống thêm 2 ly nước (tương đường 473ml) trong khoảng 20 – 30 phút trước khi bắt đầu tập thể dục.
  • Trong quá trình tập luyện, hãy uống 1/2 ly nước (tương đương 118ml) mỗi 15 phút.

Việc làm này giúp hạn chế mất nước, giúp các cơ quan trong cơ thể được hoạt động trơn tru, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đặc biệt là hạn chế tính trạng buồn nôn, chóng mặt.

Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng tập thể dục xong bị chóng mặt buồn nôn mà Stcpharco muốn chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng rằng chúng đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc của mình khi xảy ra tình trạng đó.

Ngoài ra, bạn đã có kiến thức cơ bản để tránh gặp phải tình trạng buồn nôn sau khi tập và biến những bài tập thể dục thành công cụ hữu ích nâng cao sức khỏe của bản thân.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/nguyen-nhan-toc-moc-nhanh

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/thuoc-papaverin-cho-ba-bau

[ GIẢI ĐÁP ] Nên Hay Không Nên Sử Dụng Thuốc Papaverin Cho Bà Bầu

Ngày nay, chỉ định của papaverin có những điểm khác trước đây, cùng Stcpharco tìm hiểu nên hay không nên sử dụng thuốc papaverin cho bà bầu nhé!

Papaverin Là Thuốc Gì?

Papaverin là hoạt chất chiết từ nhựa cây thuốc phiện nhưng chỉ có tác dụng chống co thắt nên làm giảm đau do co thắt mà không có tác dụng ức chế thần kinh trung ương như các hoạt chất thuốc phiện khác (morphin, codein).

Thuốc Papaverin Cho Bà Bầu
Thuốc Papaverin Cho Bà Bầu

Cơ chế chống co thắt của papaverin là ức chế phosphoryl hóa và cản trở co cơ. Trải rộng ra, nó còn hủy sự co thắt sinh ra do acetylcholin, bradykinin, serotonin.

Papaverin được xếp vào nhóm giảm đau chống co thắt có tác dụng hướng cơ. Được dùng làm thuốc giảm cơn đau do tăng nhu động ruột dạ dày (trong viêm đại tràng, dạ dày, viêm ruột)  do co thắt tử cung (trong thống kinh) do quặn thận, mật (trong viêm thận, túi mật).

Papaverin Và Những Lưu Ý

Papaverin còn chống cơn co thắt mạch máu não, ngoại vi, làm giãn cơ tim, xưa kia từng được dùng trong bệnh thiếu máu não, thiếu máu cơ tim, co thắt phế quản do hen, cơn đau thắt ngực.

Tuy nhiên nó không đưa lại hiệu quả chắc chắn. Nay đã có nhiều thuốc thay thế chữa các bệnh này tốt hơn, ít độc hơn, nên không dùng nữa.

Bạn uống thuốc 3-5 lần mỗi ngày giữa các khoảng thời gian đều nhau. Bạn không nhai, nghiền, hoặc bẻ nhỏ viên thuốc.

Bạn hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và những hướng dẫn trên tờ hướng dẫn sử dụng. Bạn có thể hỏi bác sĩ về bất kì vấn đề nào về việc dùng thuốc mà bạn không rõ.

Papaverine có thể gây nghiện. Do đó,bạn không nên sử dụng liều lớn thường xuyên hoặc trong thời gian dài nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thuốc papaverine giúp kiểm soát tình trạng tăng huyết áp nhưng không có tác dụng chữa trị.

Bạn có thể tiếp tục sử dụng papaverine nếu tình trạng của bạn khá hơn. Bạn không được tự ý ngưng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Papaverine Có Thể Tương Tác Với Thuốc Nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Tốt nhất bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem.

Bạn không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ, đặc biệt là: Aspirin.

Thức Ăn Và Rượu Bia Có Ảnh Hưởng Đến Thuốc Papaverine Không?

Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Nguyên Tắc Cơ Bản Của Việc Sử Dụng Papaverine Trong Thai Kỳ

Thuốc Papaverin Cho Bà Bầu
Thuốc Papaverin Cho Bà Bầu

Hướng dẫn papaverine cho biết papaverine không có hại trong thai kỳ, bởi vì chất hoạt tính và chất chuyển hóa của nó không có tác dụng độc hại trực tiếp.

Vì vậy, chúng ta không nói về tác hại của thuốc trong trường hợp này, hơn nữa, nó thường được quy định cho phụ nữ mang thai.

Tại sao bác sĩ lại kê toa papaverine trong thời kỳ mang thai?

Papaverin trong giai đoạn đầu của thai kỳ thường được kê toa như một thuốc chống co thắt trong trường hợp xuất hiện sớm gestosis.

Trong trường hợp này, một phụ nữ mang thai có thể buồn nôn, ói mửa, đau bụng, và có thể chuột rút, mà đáp ứng tốt với thuốc chống co thắt, chẳng hạn như papaverine. Do đó, Papaverine có thể được thực hiện cho mục đích này.

Ngoài ra, một trong những biến chứng trong thời kỳ mang thai đầu có thể là mối đe dọa của sẩy thai, đòi hỏi phải có phương pháp trị liệu bằng thuốc ngay lập tức.

Do đó, thuốc giảm co papaverine bổ sung tác động lên các mạch máu và loại bỏ không chỉ là co thắt tử cung, mà còn cải thiện sự lưu thông máu trong các mạch và mạch của nó thai nhi.

Trong trường hợp này, chỉ định papaverine trong ampoules và tiêm chích hoặc giọt nhỏ, làm tăng tốc độ khởi phát của hiệu ứng.

Trong các hoạt động bình thường của đường tiêu hóa có thể xảy ra ở dạng táo bón hoặc nhiễm trùng đường ruột cấp.

Trong trường hợp này, đau thắt ngực thể hiện trong bụng dọc theo ruột có thể được loại bỏ bằng một phương pháp bổ sung của papaverine, mà cũng sẽ loại bỏ cao huyết áp của tử cung.

Rất thường xảy ra vấn đề ở cuối thai kỳ – đó là trĩ. Bệnh trĩ trong thai kỳ phát triển do thay đổi về cơ thể và thể chất trong cơ thể của một phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Điều này là do thực tế là tử cung, khi mở rộng kích thước, ép tất cả các cơ quan của khung chậu nhỏ – trực tràng, bàng quang.

Tất cả những thay đổi này góp phần làm gián đoạn dòng chảy tĩnh mạch bình thường từ trực tràng và tạo ra tình trạng ứ đọng với sự giãn nở dần dần các xoang tĩnh mạch. Vấn đề này mang lại rất nhiều cảm giác khó chịu và yêu cầu điều trị phức tạp.

Chống chỉ định dùng papaverine trong thai kỳ và các phản ứng phụ

Papaverine được chống chỉ định trong thai kỳ trong trường hợp rối loạn cấp tính hoặc bệnh lý nghiêm trọng của gan và thận, làm giảm sự trao đổi chất của nó, cũng như trong sự hiện diện của một lịch sử của phản ứng dị ứng hoặc dị ứng với các thành phần thành phần bổ sung.

Trong trường hợp bệnh trĩ ngoài không có đường dẫn, thuốc này được sử dụng. Ngược lại với sự tiếp nhận của nó là vi phạm hoặc ức chế hành vi hô hấp, vi phạm về tim, đặc biệt là tính dẫn truyền của nó dưới dạng thuốc chặn tâm thất. Với thận trọng nên được sử dụng cùng với hạ huyết áp.

Tác dụng phụ của papaverine trong thời kỳ mang thai có thể xảy ra dưới dạng biểu hiện dị ứng với phát ban da, buồn nôn và nôn, rối loạn táo bón, đau bụng.

Cũng có thể có các triệu chứng từ hệ thống tim mạch dưới dạng rối loạn dẫn truyền đến sự phong tỏa, cận lâm sàng, hạ huyết áp động mạch. Có thể tăng mồ hôi và buồn ngủ, cũng như sự gia tăng không triệu chứng về mức độ của các enzyme gan.

Papaverin trong thời kỳ mang thai có thể được sử dụng với sự có mặt của các chỉ định khác nhau và nhờ vào các dạng phóng thích khác nhau mà nó có thể được sử dụng cho các mục đích khác nhau.

Thông thường nhất trong thời kỳ mang thai, nó được kê toa cho mục đích trị liệu bằng tocolytic dưới dạng nến, cho thấy hiệu quả cao.

Ngoài ra, thuốc cho thấy tốt và như một thuốc chống co thắt, làm cho nó có thể sử dụng nó trong đau bụng dưới và đau thắt ngực trong bụng như là một tác nhân triệu chứng.

Qua bài trên đây đã giải đáp nên hay không nên sử dụng thuốc papaverin cho bà bầu. Hi vọng những thông tin mà Stcpharco đã chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn trong việc cân nhắc sử dụng loại thuốc này.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/bua-sang-cho-nguoi-mo-mau-cao

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cach-ngu-khong-nham-mat

[ MÁCH BẠN ] Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao

Bạn có thể học cách giảm mỡ máu và cải thiện sức khỏe tim mạch của mình và người thân bằng cách thực hiện chế độ bữa sáng cho người mỡ máu cao mà Stcpharco chia sẻ dưới đây.

Mỡ Máu Cao Là Gì?

Mỡ máu cao là tình trạng gia tăng cholesterol xấu (Lipoprotein tỷ trọng thấp – LDL) hay chất béo trung tính (triglycerides) hoặc cả hai ở trong máu. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe tim mạch.

Một trong những nguyên nhân gây ra mỡ máu cao xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

  • Chế độ ăn uống không lành mạnh, nhiều chất béo bão hòa như thịt đỏ, kem, bơ và các sản phẩm từ sữa khác.
  • Tiêu thụ nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo chuyển hóa như bắp rang bơ, bánh quy, khoai tây chiên, đồ uống có ga,…
  • Lười tập thể dục thể thao, ít vận động và duy trì các hoạt động thể chất.
  • Sử dụng thuốc lá, uống nhiều rượu bia, đồ uống có cồn.
  • Bị thừa cân, béo phì.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Lựa Chọn Thực Phẩm Để Giảm Mỡ Máu

Khi lựa chọn thực phẩm, có những loại bạn nên sử dụng nhiều và có những loại thực phẩm bạn cần tránh để giảm lượng cholesterol.

Thực phẩm nên dùng

Để giảm cholesterol, hãy tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất xơ như đậu hoặc đậu lăng đóng hộp hoặc sấy khô, trái cây và rau (tươi hoặc đông lạnh), cũng như ngũ cốc nguyên hạt (quinoa, bột yến mạch, gạo lứt và bánh mì nguyên cám).

Các lựa chọn lành mạnh khác cần tập trung bao gồm những thực phẩm giàu chất béo không bão hòa như quả hạch và hạt – bao gồm hạt chia và hạt lanh, cũng như dầu ô liu, bơ và thực phẩm giàu axit béo omega-3, như cá hồi.

Những chất béo lành mạnh này giúp tăng cholesterol HDL tốt giúp bảo vệ tim mạch. Một số thực phẩm khác mà bạn có thể ăn là trứng và tôm.

Mặc dù trước đây mọi người thường tránh vì chúng chứa nhiều cholesterol nhưng không có nhiều bằng chứng cho thấy cholesterol trong thực phẩm thực sự làm tăng cholesterol trong cơ thể chúng ta, vì vậy hãy thoải mái đưa những thực phẩm này vào chế độ ăn uống lành mạnh của bạn.

Thực phẩm cần tránh khi bạn đang cố gắng giảm cholesterol

Bao gồm thực phẩm giàu chất béo bão hòa – cụ thể là chất béo động vật như bơ, kem, xúc xích. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế thịt đỏ, như thịt bò và thịt lợn, 2 lần một tuần.

Một chất béo khác có tác động lớn đến việc tăng cholesterol của bạn là chất béo chuyển hóa. Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ đã cấm sử dụng chất béo chuyển hóa trong chế biến thực phẩm.

Vì chúng có thể làm tăng đáng kể lượng cholesterol và nên tránh càng nhiều càng tốt; tuy nhiên, một số loại thực phẩm vẫn có thể chứa chúng. 

Điều quan trọng là phải đọc danh sách thành phần để xác định thành phần chất béo có trong đó. Để xác định xem đó có phải chất béo chuyển hóa không, hãy xem danh sách thành phần và cố gắng tránh các loại thực phẩm có ghi “hydro hóa” hoặc “chất béo hydro hóa một phần”. 

Bạn sẽ thường tìm thấy chúng trong thực phẩm chế biến, đặc biệt là bánh nướng đã qua chế biến, cũng như một số loại bơ đậu phộng, vì vậy hãy thử chọn loại bơ đậu phộng tự nhiên chỉ chứa hai thành phần: đậu phộng và muối.

Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đường tinh luyện và carbohydrate đơn giản như bánh mì trắng, bột mì trắng, gạo trắng và đồ ngọt, bao gồm cả soda. 

Những thực phẩm này có thể làm tăng một loại chất béo khác là triglyceride, vì vậy hãy nhớ tập trung vào ngũ cốc nguyên hạt và nhiều trái cây và rau quả thay vì tinh bột và đường đơn giản.

Những Lưu Ý Về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Ngưởi Bị Mỡ Máu

Bệnh Nhân Bị Máu Nhiễm Mỡ Nên:

  • Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi ít ngọt, nên ăn trái cây nguyên quả không nên ép nước.
  • Ăn nhiều tỏi
  • Mỗi tuần nên có ít nhất 3 ngày ăn cá, các loại đậu thay cho ăn thịt.
  • Nếu ăn thịt, chọn các loại thịt nạc không mỡ, gân và da.
  • Tôm, cua, nghẹ … nên bỏ phần ngạch.
  • Mỗi tuần chỉ nên ăn 2 quả trứng gà hoặc vịt.
  • Nên dùng dầu ăn thay cho mỡ động vật.
  • Uống nhiều nước trong ngày, kể cả uồng trà.

Bệnh Nhân Mỡ Máu Không Nên:

  • Không nên ăn đồ chiên xào.
  • Tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như: óc heo, mỡ, da gà, da vịt, lòng đỏ trứng, chân giờ, gân bò…
  • Tránh dùng bia rượu (có thể uống một ly rượu vang đỏ mỗi ngày sẽ tốt cho mạch máu).
  • Tránh hút thuốc lá
  • Những thực phẩm dành cho người bị máu nhiễm mỡ
  • Hành tây – Giúp làm tăng hàm lượng cholesterol rất tốt cho cơ thể
  • Giá đỗ – Giúp đào thải cholesterol xấu.
  • Táo – Hấp thụ cholesterol dư thừa.
  • Cá hồi – “trợ thủ” làm hạ chất béo trung tính.

Ngoài ra bạn còn nên dùng thêm các chép, thịt gà bỏ da…rất tốt cho các bệnh nhân bị mỡ nhiễm máu, và thích hợp là thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh mỡ máu

Các Thực Phẩm Nên Ăn Vào Buổi Sáng Giúp Giảm Mỡ Máu

Cần tây

Cần tây rất giàu các nguyên tố vi lượng khác nhau như vitamin A, vitamin B, vitamin C và vitamin P. Đối với những người có lipid máu cao, ăn thường xuyên có thể làm giảm các chỉ số cholesterol máu trong cơ thể, đẩy nhanh quá trình thải dầu và lipid máu cũng sẽ giảm xuống.

Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao
Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao

Sữa

Sữa có nhiều chất dinh dưỡng như canxi, axit amin, hydroxyl,… không chỉ có tác dụng bồi bổ cơ thể, mà còn làm giảm hoạt động của cholesterol tổng hợp, có thể giúp làm chậm tốc độ tổng hợp cholesterol. 

Vì vậy, những người có lipid máu cao có thể uống một ly sữa vào mỗi buổi sáng, có lợi cho việc kiểm soát lipid máu về lâu dài.

Đồ ăn giàu vitamin

Vitamin là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là vitamin C và vitamin E có khả năng chống oxy hóa mạnh, người bị mỡ máu cao ăn thường xuyên sẽ giúp phân hủy cholesterol trong thức ăn, giảm hàm lượng cholesterol trong cơ thể, giảm lipid máu theo thời gian.

Yến mạch

Thời gian buổi sáng là thời điểm vàng để có thể có thể tiếp thu chất xơ một cách tốt nhất. Chính là việc bạn nên lựa chọn lúa mạch.

Trong lúa mạch có chứa beta glucan – một loại chất xơ hòa tan có thể giúp lượng cholesterol trong máu rất tốt.

Yến mạch là một trong những loại thực phẩm cực kỳ tốt mà thiên nhiên đã ban tặng cho cuộc sống nói chung và đặc biệt là dành cho những người bị mỡ máu nói riêng.

Loại sản phẩm không chỉ được sử dụng để giúp chăm sóc sức khỏe mà nó còn được sử dụng như một biện pháp giúp phòng tránh và điều trị rất nhiều bệnh trong cơ thể.

Một trong những những căn bệnh được bác sĩ khuyên dùng yến mạch chính là căn bệnh máu nhiễm mỡ.

Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao
Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao

Đậu nành và các sản phẩm làm từ đậu nành

Một trong những câu trả lời cho câu hỏi mỡ máu cao nên ăn sáng thế nào chính là việc bạn sử dụng đậu nành hoặc các chế phẩm từ đậu nành.

Bên cạnh việc ăn táo, yến mạch… bạn có thể kết hợp thêm một cốc sữa đậu nành vào buổi sáng sẽ cực kỳ tốt.

Trong đậu nành có chứa rất nhiều các chất tự nhiên như trypsin, axit phytic và saponins…. giúp giảm cholesterol trong cơ thể cực kỳ hiệu quả.

Những hoạt chất này hoạt động tương tự như chất xơ hòa tan có ở trong táo và yến mạch nên rất phù hợp với những người bị mỡ máu cao.

Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao
Bữa Sáng Cho Người Mỡ Máu Cao

Đậu nành còn được xem là một trong những loại thực phẩm vàng trong làng mỡ máu. Đặc biệt đây là một trong những sản phẩm được rất nhiều người mỡ máu cao lựa chọn và cho vào danh sách các món ăn hàng ngày bởi chúng đã mang lại những lợi ích thiết thực đã được kiểm chứng.

Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể xây dựng thực đơn với nhóm thực phẩm dùng cho bữa sáng cho người mỡ máu cao.

Mong rằng bạn sẽ lựa chọn được cho mình những bữa sáng phù hợp tốt cho sức khỏe. Stcpharco chúc bạn luôn khỏe và có những lựa chọn thông thái cho thực đơn hàng ngày của mình chứ không riêng gì bữa sáng.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cach-ngu-khong-nham-mat

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cao-dan-hut-mu-ap-xe

[ TÌM HIỂU ] Cách Ngủ Không Nhắm Mắt

Một số người có đặc điểm khá kỳ lạ là khi ngủ mở mắt, các chuyên gia về sức khoẻ cơ thể người lại đưa ra cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về mắt.

Cùng Stcpharco tìm hiểu cách ngủ không nhắm mắt và nguyên nhân tình trạng này trong bài viết sau.

Ngủ Mở Mắt Là Hiện Tượng Như Thế Nào?

Theo thuật ngữ Y học, ngủ mở mắt được gọi là nocturnal lagophthalmos. Gọi theo cách dễ hiểu thì nó được gọi là chứng ngủ đêm.

Mọi người vẫn mở mắt khi ngủ hoặc mắt không khép lại hoàn toàn ngay cả khi chìm sâu vào giấc ngủ. Đây không phải là một hiện tượng kỳ lạ mà được xem là một chứng bệnh về mắt rất phổ biến.

Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe tới câu chuyện rất nổi tiếng về người anh hùng Trương Phi trong Tam Quốc diễn nghĩa với giai thoại ngủ mà không hề nhắm mắt.

Mọi người vẫn tưởng rằng đây là câu chuyện đồn thổi và nói quá. Thế nhưng thực tế đã chứng minh, ngủ mở mắt là hiện tượng có thật, không hề giả tưởng.

Triệu Chứng Của Hiện Tượng Ngủ Mở Mắt

Những người ngủ mở mắt thường sẽ không thể tự mình phát hiện được mình có mắc chứng ngủ đêm hay không.

Chỉ có thể nhờ người khác nói mới phát hiện được bệnh lý này. Tuy nhiên, bạn cũng có thể dựa vào một số triệu chứng để căn cứ vào đó để xác định bệnh.

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là mỗi sáng thức dậy, bạn sẽ cảm thấy mắt mình khô mắt, đau nhức hoặc lòng mắt đỏ lên.

Lý giải cho điều này, các nhà khoa học đã phân tích rằng, chúng ta sẽ chớp mắt khi không ngủ, khi ngủ vào ban đêm sẽ nhắm mắt lại. Đây là một hiện tượng tự nhiên và không có gì để bàn cãi.

Điều đáng nói ở đây là việc chớp mắt sẽ khiến mí mắt đóng lại, bao phủ nhãn cầu bằng một lớp nước mắt mỏng. Nước mắt giúp duy trì môi trường ẩm cho các tế bào của mắt hoạt động tốt.

Dịch nước mắt cũng giúp loại bỏ bụi và mảnh vụn có thể bám trên mắt và nhãn cầu. Thế nhưng, những người ngủ mở mắt sẽ không thể khép mí mắt lại.

Do đó, lớp nước mắt mỏng không được tạo ra để bôi trơn và làm ẩm cho mắt. Nên khi ngủ dậy, những người ngủ mở mắt sẽ bị khô mắt.

Một triệu chứng khác khi ngủ mở mắt là bị xước, có cảm giác rát bỏng, mờ mắt. Tất cả đều là do mắt không được bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh và bị mất nước.

Thêm vào đó, một số người sẽ cảm thấy mắt dễ bị kích thích, rất nhạy cảm với ánh sáng. Trong khi đó một số người lại cảm thấy như có thứ gì đó bám vào mắt, cọ xát vào mắt khiến mắt rất khó chịu.

Ngủ mở mắt không chỉ ảnh hưởng tới mắt, gây ra những bệnh lý về mắt mà còn gây ra những tác động tiêu cực tới chất lượng giấc ngủ.

Cụ thể, giấc ngủ thường bị gián đoạn, không ngon giấc. Do khi ngủ, mắt mở ra gây khô, nóng rát khó chịu và nhạy cảm với ánh sáng, nên khi đang ngủ sẽ dễ thức giấc, giật mình vì cơn đau rát hoặc ngứa ngáy ở mắt.

Điều này đã được nhiều người mắc chứng bệnh này chia sẻ lại. Họ cho biết họ có cảm giác mắt rất khô và nóng rát khiến họ phải thức dậy nhiều lần khi đang ngủ.

Cách Ngủ Không Nhắm Mắt
Cách Ngủ Không Nhắm Mắt

Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Ngủ Mở Mắt

Các trường hợp ngủ không nhắm mắt có nhiều nguyên nhân khác nhau như liệt dây thần kinh vận động nhắm mở mắt, cơ mặt bị tổn thương, hoặc do ảnh hưởng chấn thương sọ não…

Các nguyên nhân khác có thể là do một số bệnh về mắt như lồi mắt, hở mi, tổn thương vùng mắt, hay thậm chí là có khối u… Rối loạn giấc ngủ, teo hay liệt vận động cơ mặt cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngủ mở mắt. 

Một vài trường hợp khác được cho là có nguyên nhân di truyền khi trong nhà có nhiều người cùng bị. Và tùy vào các trường hợp mà biểu hiện bệnh có thể là hiện tượng mở mắt to hay nhỏ khi ngủ.

Vì là bệnh lý nên trạng thái này về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến mắt. Đặc điểm cấu tạo đặc biệt của mắt là cần phải được cung cấp nước liên tục nhờ hoạt động chớp mắt.
 
Cụ thể, khi mắt nhắm hoặc chớp sẽ giúp cung cấp nước cho mắt, nước sẽ được bôi đều trên giác mạc, kết mạc phía trước nhãn cầu, giúp cho đôi mắt sẽ không bị mỏi, khô. Khi ngủ mắt không nhắm – nghĩa là không có hiện tượng chớp – cũng có thể diễn ra tình trạng mắt lâu dần bị khô, mờ đục hoặc loét giác mạc. Điều đó đồng nghĩa với việc ảnh hưởng đến thị lực.

Cách Ngủ Không Nhắm Mắt
Cách Ngủ Không Nhắm Mắt

Cũng đã có không ít trường hợp không nhắm mắt khi ngủ nên bụi bẩn đã rơi vào khiến mắt bị đau, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc, giác mạc… 

Một trong các nguyên nhân của hiện tượng ngủ mở mắt là do tê, liệt dây thần kinh số 3 – là dây thần kinh mặt điều khiển hoạt động chớp, nhắm mở của mí mắt. 

Phương Pháp Nào Điều Trị Ngủ Mở Mắt

Một là sử dụng thuốc: Thuốc cho mắt là phương pháp hỗ trợ để mắt của bạn khỏe mạnh hơn.

Theo đó, có thể sử dụng các loại thuốc, chẳng hạn như: thuốc nhỏ mắt hay nước mắt nhân tạo, được sử dụng ít nhất bốn lần mỗi ngày. Ngoài ra, hãy dùng thêm thuốc mỡ tra mắt để ngăn ngừa trầy xước.

Hai là phẫu thuật mắt: Người ngủ mở mắt cần đi khám 2 chuyên khoa có liên quan là thần kinh và mắt.

Nếu tìm ra căn nguyên sẽ được điều trị tận gốc để thoát khỏi tình trạng này: cắt bỏ khối u, can thiệp mạch máu, điều trị nội tiết…

Trong trường hợp mí mắt của bạn bị liệt nặng thì cần tiến hành phẫu thuật mí mắt hay cấy ghép implant vào mí mắt. Bởi khi cấy implant, trọng lượng mí sẽ tăng lên, nó giữ cho mắt nhắm lại khi đang ngủ.

Một số biện pháp tình thế, tạm thời được chuyên khoa mắt áp dụng đó là:

  • Băng che hoặc dùng khiên chắn mắt( eye shield) vào ban đêm giúp mắt được che kín, tránh khô mắt và viêm loét do hở mi
  • Tra gel hoặc mỡ nước mắt nhân tạo, kháng sinh tạo một lớp bảo vệ trên bề mặt nhãn cầu , làm ẩm mắt và chống bay hơi nước mắt.
  • Phẫu thuật khâu cò mi một phần hoặc toàn bộ cũng là một thủ thuật hay làm giúp mi nhắm kín, bảo vệ được nhãn cầu nhưng không phải là biện pháp điều trị lâu dài và tiệt căn.
Cách Ngủ Không Nhắm Mắt
Cách Ngủ Không Nhắm Mắt

Ngủ mở mắt là một hiện tượng không hiếm gặp, nếu như không quá nghiêm trọng thì chỉ cần sử dụng thuốc bôi và nhỏ mắt. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng và có nguy cơ ảnh hưởng tới thị lực thì nên xem xét phẫu thuật.

Trước đó, bạn hãy thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xác định chính xác tình trạng bệnh và phương hướng xử lý phù hợp với mức độ của bệnh.

Hy vọng với những thông tin Stcpharco chia sẻ về cách ngủ không nhắm mắt,các bạn đã phần nào giải mã hiện tượng ngủ mở mắt và có những hiểu biết nhất định về bệnh lý này.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cao-dan-hut-mu-ap-xe

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/nguyen-nhan-thai-luu-8-tuan

[ GIẢI ĐÁP ] Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn Là Do Đâu ?

Đại tiện sẽ giúp chất độc và chất cặn bã được đào thải ra khỏi cơ thể, nhưng khi đi ngoài không thành khuôn trong thời gian dài có thể xuất phát từ những vấn đề về đường tiêu hóa.

Cùng Stcpharco giải đáp nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn.

Thế Nào Là Đi Ngoài Phân Sống?

Đi ngoài phân sống là đi cầu ra những thức ăn ta ăn không thể tiêu hóa. Cụ thể là phân sẽ nát, không thành khuôn.

Trong phân có thể nhìn thấy những sợi rau ta ăn vào hoặc những mẩu vụn của các loại thực phẩm ta ăn vào.

Đi ngoài phân sống có rất nhiều nguyên nhân, từ nguyên nhân đơn thuần như rối loạn tiêu hóa cho đến những nguyên nhân là những bệnh lý thực thể, đôi khi đó là những bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn

Đi ngoài không thành khuôn chứa phân lỏng hoặc nát có thể là tình trạng cấp tính hoặc mãn tính.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng như tiêu chảy cấp tính đi ngoài không thành khuôn báo hiệu một tình trạng bệnh nghiêm trọng.

Nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn có thể do:

  • Nhiễm trùng hoặc ngộ độc thực phẩm gây tiêu chảy đi ngoài không thành khuôn

Các vi khuẩn hay ký sinh trùng có thể gây ra độc tố trong dạ dày dẫn đến tình trạng đi ngoài phân lỏng đôi khi kèm theo máu và nhầy. 

Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn
Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn
  • Sinh hoạt không hợp lý:

Nếu bạn có thói quen ăn quá no hay để quá đói sẽ khiến cho dạ dày co bóp lúc mạnh lúc không hoạt động từ đó có thể gây ra những tổn thương cho dạ dày như rối loạn tiêu hóa. Đôi khi giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, nếu ngủ muộn hoặc không đủ giấc khiến hệ tiêu hóa bị thay đổi không giống với đồng hồ sinh học bình thường. 

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị bệnh nào đó:

Một số người đang phải dùng thuốc kháng sinh thì thường xuất hiện tiêu chảy đi không thành khuôn , khi ngừng uống thuốc có thể hết được hiện tượng này. 

  • Cơ thể không dung nạp hay hấp thu được được một số chất:

Một số cơ thể bị thiếu hụt một vài enzym phân giải các chất nên không dung nạp được khi bổ sung vào cơ thể ví dụ như không dung nạp được đường lactose, không dung nạp được chất tạo ngọt sorbitol sẽ gây ra hiện tượng tiêu chảy phân nát, đi ngoài không thành khuôn.

Khi bị đi ngoài không thành khuôn kéo dài và không đáp ứng với biện pháp thông thường thì cần đi kiểm tra ngay vì có thể mắc một số bệnh lý nghiêm trọng.

Nguyên Nhân Mãn Tính

Một số người bị đi ngoài không thành khuôn trong thời gian dài, tần suất nhiều, có thể xuất phát từ những bệnh lý như:

Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn
Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn
  • Viêm đại tràng 

Đây là nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn dễ gặp nhất. Người bị viêm đại tràng thường đi ngoài phân lỏng nát, hay đi ngoài vào buổi sáng sau khi ngủ dậy rồi đi ngoài thêm lần nữa sau khi ăn xong khoảng 30 – 40 phút.

Đặc biệt, khi họ dùng chất kích thích như bia, rượu, cà phê,… thì số lần đại tiện rất dễ bị tăng lên. Viêm đại tràng cần được điều trị càng sớm càng tốt để tránh bệnh chuyển nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

  • Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích còn gọi là rối loạn chức năng ruột hoặc rối loạn chức năng ống tiêu hóa vì không tìm thấy một tổn thương thực thể như: các loại bệnh viêm loét đại tràng (viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn…), các khối u đại trực tràng, viêm đại tràng nhiễm khuẩn, hội chứng rối loạn hấp thu hay rối loạn sinh học nào.

Khi bị hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột sẽ tăng lên dẫn đến việc đại tràng bị co thắt bất thường và rối loạn chức năng. Hệ quả của tình trạng ấy chính là đi đại tiện không thành khuôn.

Không giống như người bị viêm đại tràng, bệnh nhân mắc phải hội chứng này thường đi ngoài phân lỏng nát sau khi ăn khoảng 10 – 15 phút, có những người ngay sau khi ăn đã bị đi ngoài không thành khuôn. Những triệu chứng của bệnh sẽ gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống và công việc của người bệnh.

  • Bệnh cường giáp

Sở dĩ bệnh cường giáp cũng là một trong những nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn vì nó tạo ra nhiều hormone quá mức làm cản trở chức năng bình thường của cơ thể. Người mắc bệnh này dễ có tâm trạng bất ổn và đi ngoài phân lỏng không thành khuôn.

Điều Trị Tình Trạng Đi Ngoài Không Thành Khuôn

Nguyên nhân thứ nhất là do rối loạn hấp thu, đặc biệt là thiếu những men tiêu hóa chẳng hạn như bệnh lý của tụy, đường mật, ta phải kết hợp giữa khám và các phương pháp cận lâm sàng như là siêu âm, thử các chức năng tiêu hóa… để có được chẩn đoán cụ thể.

Nguyên nhân thứ hai là do tại ống tiêu hóa, cụ thể là ở ruột non và đại tràng như tình trạng viêm ruột hay rối loạn những chuyển hóa ở đại tràng. Như vậy ta cần xem lại chế độ ăn, nguyên là do thực phẩm hay đó là nguyên nhân khác.

Nếu thực phẩm đó không phù hợp với cơ thể trong bữa ăn, ta cần thay đổi chế độ ăn thì có thể tự điều chỉnh được.

Điều mà bác sĩ khuyến cáo quí vị chính là khi đi phân sống hay đi tiêu chảy thì ta cần sẽ có hai sai lầm thường gặp.

Ở trẻ em, các bà mẹ rất lo ngại, họ cho con dùng thuốc cầm tiêu chảy là không nên. Khi gặp phải những chất độc như thế, chúng ta cầm lại là vô tình giữ chất độc trong cơ thể.

Sai lầm thứ hai, thấy tình trạng con như thế không dám cho ăn. Tuy nhiên, nếu không cho ăn sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn về dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cơ thể.

Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn
Nguyên Nhân Đi Ngoài Không Thành Khuôn

Nói chung, nguyên nhân đi ngoài không thành khuôn nếu kéo dài và thường xuyên lặp lại thì không thể xem thường bởi nó rất dễ là dấu hiệu cảnh báo vấn đề bất thường tại hệ tiêu hóa.

Do vậy bạn không thể chủ quan trước tình trạng này. Theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/mat-bi-nhoe-khi-nhin-gan

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/trong-mieng-co-vi-ngot

[ NGUYÊN NHÂN ] Mắt Bị Nhòe Khi Nhìn Gần

Nếu bạn có đang gặp phải tình trạng mắt bị nhòe khi nhìn gần thì hãy cùng Stcpharco tim tìm hiểu vè nguyên nhân và cách phòng trị tình trạng này trong bài viết dưới đây.

Những Triệu Chứng Cho Thấy Mắt Nhìn Gần Bị Mờ

Mắt Bị Nhòe Khi Nhìn Gần
Mắt Bị Nhòe Khi Nhìn Gần
  • Gặp khó khăn khi đọc, vì chữ trở nên mờ hơn
  • Cần nheo mắt để nhìn rõ chi tiết những vật ở gần
  • Cảm giác đau hay nóng ran ở quanh mắt
  • Đau đầu sau khi bạn đọc hay phải tập trung vào vật gì gần mặt bạn trong một thời gian dài.
  • Đau mắt, mỏi mắt
  • Phải nheo mắt hoặc cảm thấy mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt.
  • Bộ mặt viễn thị: do muốn nhìn rõ mắt phải cố gắng điều tiết thường kèm theo sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi khiến cho mắt người viễn thị có những nếp nhăn.
  • Mắt của người viễn thị luôn có xu hướng quay vào trong cho cảm giác là đôi mắt rất tinh.
  • Lé trong.
  • Tăng nhãn áp thường thấy trên những người viễn thị do thể mi to, tiền phòng hẹp

Tuy nhiên, vài người bị viễn thị không bị các triệu chứng rõ ràng vì các dấu hiệu có thể phức tạp. Ngay cả mỏi mắt và cảm giác mệt mỏi cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần kiểm tra thị lực.

Nguyên Nhân Mắt Nhìn Xa Bị Nhòe

Khi xảy ra tình trạng mắt nhìn xa bị nhòe, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để có hướng khắc phục chính xác và hiệu quả. Thông thường, khi mắt nhìn xa bị nhòe có thể do các nguyên nhân sau:

Chứng rối loạn điều tiết

Tật này xuất hiện do mắt phải làm việc với màn hình máy tính, điện thoại, đọc sách quá nhiều trong thời gian dài, thiếu sáng.

Mắt có cơ chế tự điều chỉnh để nhìn rõ các vật ở cả xa và gần, cơ chế hoạt động của mắt cũng giống như máy ảnh, có thể điều chỉnh để chụp xa và gần. Mắt chỉ ngưng điều tiết khi chúng ta ngủ hay nhắm mắt.

Vì vậy việc bắt mắt phải làm việc liên tục dễ khiến mắt bị mệt và rối loạn, gây ra tình trạng mắt nhìn bị nhòe cả khi quan sát các vật ở gần.

Viêm màng bồ đào

Màng bồ đào rất quan trọng đối với đôi mắt bởi đây chính là nơi chứa mạch máu nuôi dưỡng sức khỏe của đôi mắt. Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm xảy ra ở một trong ba bộ phận sau: mống mắt, thể mi, màng mạch khiến cho mắt nhìn bị nhòe.

Viêm kết mạc

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do vì khuẩn/vi rút tạo ra, khi bị viêm mắt sẽ có màu đỏ và nổi toàn bộ các tia máu lên.

Ngoài mắt nhìn bị nhòe, viêm kết mạc còn gây ngứa, đau, rát, khiến mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng mạnh.

Đục thủy tinh thể

Thường gặp ở người lớn tuổi, mắt nhìn mờ tang dần, không đau nhức.

Cận thị

Khi bị cận thị, bạn rất khó quan sát các vật ở xa, đồng thời các vật ở xa sẽ bị nhòe đi do sự xuất hiện của ảnh ảo bên trong mắt. Để nhìn rõ và không bị nhòe mắt phải điều tiết, cụ thể là hành động nheo mắt của người cận.

Bong võng mạc

Thường gặp ở người có cận thị nặng. Bong vong mạc có lỗ rách cần can thiệp phẫu thuật càng sớm càng tốt.

Đột quỵ

Một trong những dấu hiệu quan trọng cảnh báo cơn đột quỵ là sự thay đổi đột ngột về thị lực nhưng không đau đớn. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng nhìn bị nhòe, nhìn đôi hoặc đột nhiên mất thị giác.

Đau nửa đầu

Đau nửa đầu gây ra một loạt các triệu chứng khác ngoài những cơn đau đầu dữ dội, bao gồm mắt nhìn bị nhòe và nhạy cảm với ánh sáng. Người bệnh có thể trải qua những dấu hiệu này ngay cả trước khi một cơn đau nửa đầu bắt đầu và kéo dài cho tới khi kết thúc cơn đau nửa đầu.

Một số nguyên nhân khác

bên cạnh các nguyên nhân phổ biến được nếu ở trên, có một số nguyên nhân khác cũng khiến mắt nhìn bị nhòe, như: xuất huyết tiền phòng, loét giác mạc, viêm củng mạc, khô mắt, vẩn đục dịch kính.

Để điều trị cũng như ngăn chặn tình trạng mắt bị nhòe khi nhìn xa, đặc biệt khi làm việc nhiều với máy vi tính, bạn cần tạo thói quen sử dụng thuốc nhỏ mắt thường xuyên để bảo vệ mắt, tránh khô mắt.

Trong giai đoạn mang thai

Mờ tầm nhìn khá phổ biến trong thời kỳ mang thai và đôi khi được đi kèm với tầm nhìn đôi (song thị). Thay đổi nội tiết tố có thể làm thay đổi hình dạng và độ dày của giác mạc, khiến tầm nhìn của bạn bị mờ. Khô mắt cũng phổ biến ở phụ nữ mang thai và có thể gây mờ mắt, mắt nhìn gần bị nhoè.

Bạn phải luôn báo cáo bất kỳ rối loạn thị lực nào trong thai kỳ cho bác sĩ. Mặc dù mắt mờ không phải lúc nào cũng nghiêm trọng, nhưng trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc huyết áp cao.

Đau nửa đầu ở mắt hoặc đau nửa đầu: Mặc dù nhìn chung vô hại và tạm thời, nhưng nhìn mờ, ánh sáng nhấp nháy, quầng sáng hoặc các kiểu ngoằn ngoèo là tất cả các triệu chứng phổ biến trước khi bắt đầu đau nửa đầu ở mắt hoặc đau nửa đầu.

Cần Làm Gì Khi Mắt Nhìn Gần Bị Nhòe?

Triệu chứng viễn thị sẽ khác nhau ở từng người. Do đó, nếu thường xuyên xuất hiện tình trạng mắt nhìn gần bị nhòe cùng với một số biểu hiện khác thì đừng nên chủ quan.

Hãy đến ngay các cơ sở nhãn khoa, một trong số các cơ sở mắt uy tín nhất đó là bệnh viện mắt Việt Nhật. Khi đến bệnh viện mắt Việt Nhật mọi người sẽ được bác sĩ chuẩn đoán chính xác và điều trị một cách kịp thời nhất.

Bởi vì bị tật viễn thị nên mới dẫn đến tình trạng mắt nhìn gần bị nhòe. Bác sĩ sẽ dựa vào độ tuổi, độ viễn thị và các căn cứ khác để có thể điều trị cho các bạn một cách kịp thời và hiệu quả nhất.

Một số phương pháp cải thiện tật viễn thị phổ biến như đeo kính theo toa, phẫu thuật khúc xạ (phẫu thuật Lasik, phẫu thuật lasek…).

Biện Pháp Khắc Phục Tình Trạng Mắt Nhìn Gần Bị Nhòe

Viễn thị ở trẻ em thì không cần phải quá lo lắng vì mắt của trẻ em khá linh hoạt, theo thời gian thì tật tình trạng này sẽ dần biến mất.

Phụ huynh cần phải khích lệ, kích thích trẻ em làm những hoạt động liên quan đến mắt như cùng nhau đọc truyện, vẽ tranh, tô màu,… Nhờ đó mới có thể cải thiện được tình trạng mắt nhìn gần bị nhòe của bé được.

Điều trị viễn thị ở người lớn thì có thể đeo kính. Người bị tình trạng này có thể đeo kính áp tròng hoặc là kính có gọng.

Ngoài đeo kính thì mọi người cần phải luyện mắt thêm để tình trạng này được cải thiện một cách hiệu quả nhất. Việc đeo kính phải đi kèm với chế độ luyện tập mắt tích cực để làm giảm độ viễn thị.

Bên cạnh đó thì các bạn cũng có thể điều trị bằng cách phẫu thuật. Phẫu thuật bằng nhiều phương pháp chẳng hạn như tạo hình giác mặc với sóng vô tuyến hoặc phẫu thuật bằng LASIK.

Chăm Sóc, Bảo Vệ Mắt Từ Bên Trong Bằng Dưỡng Chất Chuyên Biệt Từ Thiên Nhiên

Theo các chuyên gia Nhãn khoa, những người gặp phải tình trạng mắt nhìn gần bị mờ, ngoài việc thăm khám kịp thời, điều chỉnh thói quen làm việc bạn nên sử dụng sản phẩm có tác dụng chăm sóc mắt từ bên trong, đây được xác định là giải pháp khoa học giúp cung cấp các dưỡng chất chuyên biệt cho đôi mắt luôn sáng khỏe, tinh anh.

Nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng cường Thioredoxin – loại phân tử nhỏ tập trung nhiều nhất ở mắt, có tác dụng bảo vệ cho thủy tinh thể  và võng mạc, tăng cường thị lực, giảm mờ và nhòe mắt, hỗ trợ điều tiết mắt, phòng ngừa các tật khúc xạ (viễn thị, cận thị, loạn thị) và cải thiện hiệu quả các chứng bệnh mắt.

Mắt Bị Nhòe Khi Nhìn Gần
Mắt Bị Nhòe Khi Nhìn Gần

Theo kết luận của ĐH Y khoa Johns Hopkins (Mỹ), tinh chất Broccophane có khả năng làm tăng khả năng hoạt động của các tế bào võng mạc một cách tự nhiên nên có tác dụng phòng ngừa các tật khúc xạ của mắt như: viễn thị, cận thị, loạn thị…

Các bệnh lý nguy hiểm về mắt như đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, võng mạc tiểu đường, đồng thời giữ cho mắt luôn tinh anh, khỏe mạnh từ bên trong.

Những Phương Pháp Khắc Phục Khi Mắt Nhìn Xa Bị Nhòe

  • Tăng cường bổ sung hoa quả tươi, rau xanh các loại tốt cho mắt như đu đủ, bí đỏ, cam, kiwi, cà rốt, dâu tây…
  • Nên cho cá tươi giàu Omega 3 (cá mòi, cá thu, cá ngừ…) vào khẩu phần ăn từ 2 – 3 lần/tuần giúp mắt sáng khỏe, ngừa khô mắt, đục dịch kính, đục thủy tinh thể…
  • Nên tránh ăn nhiều các loại đồ chiên, rán, thực phẩm chế biến sẵn.
  • Hạn chế cà phê, bia rượu, đồ uống có cồn, chất kích thích…
  • Ngưng hút thuốc lá.
  • Đeo kính mát, đội mũ rộng vành khi ra ngoài nắng hoặc đến những nơi nhiều khói bụi.
  • Cân đối thời gian sử dụng các thiết bị điện tử trong ngày, không nên để mắt điều tiết quá mức.
  • Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để vệ sinh mắt mỗi ngày.

Có thể thấy, khi xuất hiện tình trạng mắt bị nhòe khi nhìn gần kéo dài bạn không nên chủ quan, đến ngay cơ sở Nhãn khoa uy tín để được thăm khám và có giải pháp khắc phục hiệu quả.

Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng lối sống sinh hoạt, làm việc khoa học. Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nữa nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/trong-mieng-co-vi-ngot

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/bien-phap-phong-ngua-hiv-doi-voi-hoc-sinh

[ GIẢI ĐÁP ] Trong Miệng Có Vị Ngọt: Nguyên Nhân Do Đâu ?

Tình trạng trong miệng có vị ngọt dù bạn không ăn các món có đường hay chất tạo ngọt có thể là dấu hiệu của một số vấn đề sức khỏe cần chữa trị, cùng Stcpharco tìm hiểu điều này trong bài viết sau.

Tại Sao Miệng Có Vị Ngọt?

Thường vị ngọt trong miệng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:

  • Chế độ dinh dưỡng, khi bổ sung các loại thực phẩm ngọt tự nhiên. Điều này cũng tạo ra cảm giác ngọt trong miệng.
  • Nguy hiểm nếu miệng có vị ngọt khi xảy ra các vấn đề bệnh lý.

Thông thường, vị ngọt được biết sẽ phát sinh từ rối loạn chuyển hóa phát triển do suy dinh dưỡng gây ra khi bạn ăn quá nhiều.

Triệu chứng miệng ngọt xuất hiện kèm các dấu hiệu vi phạm khác và có thể được truy tìm độc lập. Điều này cho thấy bạn cần phải kiểm tra các vấn đề sức khỏe có liên quan khác nếu như trong miệng có vị ngọt bất thường.

Miệng Có Vị Ngọt Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Do Bệnh Lý

Mắc Bệnh Tiểu Đường

Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trong miệng có vị ngọt.

Bệnh này ảnh hưởng tới cách cơ thể sử dụng insulin nên cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát lượng đường trong cơ thể và có thể dẫn tới tình trạng đường huyết tăng cao.

Bệnh này đôi khi có thể gây ra vị ngọt trong miệng cũng như các triệu chứng khác như:

  • Kiệt sức
  • Mắt bị mờ
  • Khát cực độ
  • Đi tiểu nhiều
  • Giảm khả năng nếm vị ngọt trong thực phẩm

Nhiễm Toan Xeton Do Tiểu Đường

Nhiễm toan xeton là một trong những biến chứng nghiêm tornjng của tiểu đường. Biến chứng này là do cơ thể không thể sử dụng đường làm năng lượng mà lại dùng chất béo.

Điều này khiến một loại axit có tên ketone tích tụ trong cơ thể. Lượng ketone quá nhiều có thể khiến miệng có vị ngọt.

Chứng nhiễm toan xeton do tiểu đường có thể gây ra các triệu chứng khác như: mệt mỏi, khát nước, lơ mơ, không tinh táo, đau bụng,… cần được cấp cứu và can thiệp y tế.

Ăn Kiêng Carb Thấp

Những người có chế độ ăn kiêng carbohydrate thấp có thể thấy rằng họ phát triển một trái cây tương tự, vị ngọt trong miệng.

Carbohydrate là một nguồn nhiên liệu phổ biến trong cơ thể và đi mà không có chúng làm cho cơ thể đốt chất béo thay thế.

Quá trình này gọi là ketosis và gây ra xê – tan để tích tụ trong máu, tạo ra vị ngọt trong miệng.

Bất cứ ai bắt tay vào chế độ ăn kiêng carb hoặc ketogenic thấp cần được hướng dẫn của chuyên gia về dinh dưỡng hoặc chuyên gia y tế. Nhận được lời khuyên có thể giúp ngăn ngừa các mức xoceton gây hại trong cơ thể người.

Nhiễm Trùng

Thông thường, các chứng nhiễm trùng đường thở có khả năng ảnh hưởng đến cảm nhận mùi vị của não. Đồng thời các bệnh nhiễm trùng thường thấy như cảm cúm, cảm lạnh hoặc viêm xoang cũng khiến nước bọt chứa nhiều đường hơn.

Ngoài ra, glucose còn là một loại đường khiến miệng có cảm giác ngọt, khi điều trị được những chứng nhiễm trùng này, tình trạng vị ngọt trong miệng sẽ được cải thiện đáng kể.

Bệnh Lý Thần Kinh

Tổn thương thần kinh cũng có thể gây ra vị ngọt dai dẳng trong miệng. Những người bị động kinh hoặc đột quị có thể bị rối loạn cảm giác, ảnh hưởng đến các giác quan, bao gồm vị giác và khứu giác.

Kết quả của tổn thương kểu này rất phức tạp và có thể khác nhau tùy từng trường hợp. Trong một số trường hợp, người ta có thể cảm thấy vị ngọt trong miệng thường xuyên hoặc thỉnh thoảng.

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Thực Quản

Một số người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng phàn nàn về việc có vị ngọt hoặc vị kim loại trong miệng.

Điều này là do các axit tiêu hóa trào ngược lên ống thực quản và cuối cùng là miệng. Vị ngọt có vẻ bắt nguồn từ thành sau miệng. Điều trị GERD bằng thay đổi chế độ ăn và lối sống sẽ làm giảm các triệu chứng.

Mắc Ung Thư Phổi

Trong Miệng Có Vị Ngọt
Trong Miệng Có Vị Ngọt

Ung thư phổi tuy không phải là nguyên nhân khiến miệng có vịt ngọt thường thấy nhưng bạn cũng không nên bỏ qua lý do này nhé.

Thông thường các khối u bên trong phổi hoặc đường hô hấp cũng có thể làm tăng nồng độ hormone, ảnh hưởng tới vị giác của chúng ta.

Đa số những nguyên nhân gây ra cảm giác ngọt trong khoang miệng còn nghiêm trọng hơn, bạn cần đi khám sớm nhất có thể.

Các bác sỹ sẽ giúp bạn thực hiện thường xuyên để kiểm tra thể chất và các xét nghiệm cần thiết.

Để cẩn thận hơn, các bác sỹ sẽ khai thác tiền sử bệnh tình và một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Các xét nghiệm mà bạn cần thực hiện bao gồm:

  • Nội soi để kiểm tra các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
  • Chụp CT hoặc MRI để kiểm tra các dấu hiệu khối u và ung thư
  • Quét não để kiểm tra tổn thương thần kinh và kiểm tra phản ứng thần kinh
  • Xét nghiệm máu có vai trò kiểm tra nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, nồng độ hormone và lượng đường huyết trong cơ thể.

Sau khi đã xác định được nguyên nhân khiến miệng có vị ngọt, các bác sỹ sẽ đưa ra cách điều trị thích hơp với từng nguyên nhân.

Nếu gặp tình trạng trong miệng có vị ngọt, bạn cần đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn và chữa trị sớm. Đôi khi, vị ngọt trong miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh rất nguy hiểm đấy.

Các Biến Chứng Và Hậu Quả

Nếu nguyên nhân của vị ngọt là bệnh của nội tạng, sau đó nếu không điều trị thích hợp nó có thể phát triển thành dạng mãn tính.

Thông thường, triệu chứng này trở thành một dấu hiệu báo hiệu sự phát triển của bệnh tiểu đường.

Phụ nữ mang thai có thể bị bệnh tiểu đường thai nghén, cũng có những biến chứng của nó:

  • Các vấn đề về chức năng của hệ tiết niệu, dẫn đến chứng edemas;
  • Huyết áp tăng lên;
  • Lưu lượng máu não bị xáo trộn;
  • Phát triển độc tính muộn.

 Nên Làm Gì Khi Miệng Có Vị Ngọt?

Thực tế, khi có vị ngọt trong miệng, bạn cần thực hiện các cuộc kiểm tra cũng như các xét nghiệm cụ thể.

Tuy nhiên, nếu các cuộc kiểm tra và xét nghiệm sau khi thực hiện không tiết lộ bất cứ bệnh lý nào nhưng hương vị ngọt trong miệng vẫn xuất hiện.

Lúc này, bạn cần thực hiện một số biện pháp sau:

  • Nên thay đổi chế độ dinh dưỡng bằng cách cắt giảm số lượng thực phẩm có chứa nhiều carbohydrate. Kèm theo đó là thay đổi ăn ít các sản phẩm bán thành phẩm và đồ uống có ga.
Trong Miệng Có Vị Ngọt
Trong Miệng Có Vị Ngọt
  • Biện pháp trên có tác dụng hữu ích tỏng mọi trường hợp vì đem lại hiệu quả làm giảm tải trên hệ tiêu hoa. Đồng thời cũng giúp làm giảm lượng đường trong máu.
  • Nhằm kiểm soát vấn đề ngọt trong miệng, bạn cần kiểm soát vệ sinh răng miệng bằng cách rửa mặt và đánh răng sau khi ăn. Cần đánh răng ngày 2 lần sáng và tối để làm giảm bớt mùi khó chịu từ hôi miệng.
  • Có thể sử dụng dung dịch soda và muối để loại bỏ các dư vị khó chịu trong miệng khác.
  • Cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng khẩu phần ăn kiêng, các loại rau xanh hay cam quýt đều có tác dụng làm mới khoang miệng giúp răng miệng sạch sẽ.
  • Một vài loại đem lại hơi thở dễ chịu như: cà phê, lá bạc hà hay cây quế.

Những thông tin trong bài viết trên có thể giúp ích cho bạn biết nguyên nhân trong miệng có vị ngọt để có các biện pháp xử lý kịp thời và giúp bảo vệ sức khỏe.

Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/bien-phap-phong-ngua-hiv-doi-voi-hoc-sinh

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/sot-xuat-huyet-bi-tieu-chay

[ TÌM HIỂU ] Biện Pháp Phòng Ngừa Hiv Đối Với Học Sinh

Biết cách tự phòng cho mình và tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu biết về HIV/AIDS được coi như là một vắc xin để phòng ngừa HIV/AIDS hiện nay.

Cùng Stcpharco tìm hiểu biện pháp phòng ngừa hiv đối với học sinh trong bài viết sau đây.

HIV/AIDS Là Gì ?

Biện Pháp Phòng Ngừa Hiv Đối Với Học Sinh
Biện Pháp Phòng Ngừa Hiv Đối Với Học Sinh

HIV là tên viết tắt tiếng Anh của từ Human Immuno-deficiency Virus, một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở cơ thể người. Gây tổn thương nghiêm trọng tới hệ miễn dịch của cơ thể.

AIDS là tên viết tắt của cụm từ Acquired Immuno Deficiency Syndrom, là giai đoạn cuối của HIVAIDS.

Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư…

Các Đường Lây Truyền HIV

Đã xác định chắc chắn virus HIV lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua 3 đường sau:

  • Lây truyền qua đường máu: Thường là truyền máu, tiêm chích, săm da, qua các vết sước trên da, niêm mạc…
  • Lây truyền qua đường quan hệ tình dục: Quan hệ tình dục với một hay nhiều bạn tình mà không biết họ có nhiễm HIV hay không; Sử dụng bao cao su không thường xuyên và không đúng cách; Quan hệ tình dục trong khi bản thân hoặc bạn tình còn đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Tỷ lệ trẻ em sinh ra bị nhiễm HIV từ những người mẹ bị nhiễm HIV là 25-30%. HIV có thể lây từ mẹ sang bé qua nhau thai khi bé trong bụng mẹ, qua máu và chất dịch của mẹ khi sinh hoặc qua sữa mẹ khi  mẹ cho con bú. Trẻ sơ sinh nhiễm HIV thường không sống được quá 3 năm.

Các Giai Đoạn Nhiễm Hiv

Có 04 giai đoạn nhiễm HIV:

Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ):

Thời gian kéo dài từ 2 đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục không an toàn).

Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng

Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Giai đoạn cận AIDS

Vẫn không có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả dương tính.

Giai đoạn AIDS

Có các triệu chứng sau:

  • Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
  • Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
  • Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn thân.
  • Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

Thực Trạng Nhiễm Hiv Đối Với Học Sinh

Báo cáo phân tích gần đây của Bộ Y tế cho thấy có một số yếu tố liên quan đến tình trạng gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm trẻ gần đây, bao gồm:

  • Kiến thức, hiểu biết về HIV hạn chế;
  • Ít tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;
  • Cộng đồng MSM dễ tiếp cận nhau thông qua không gian mạng; 
  • Tình hình sử dụng các chất kích thích, chemsex, ma túy diễn biến phức tạp, liên quan đến tình trạng quan hệ tình dục tập thể trong cộng đồng MSM…

Trước thực trạng HIV đang gia tăng trong nhóm tuổi trẻ, trong khi điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút đang là một biện pháp dự phòng có hiệu quả.

Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã có hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho sinh viên, học sinh. Cụ thể là tiến hành điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng vi rút.

Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV (PrEP) là sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có hành vi nguy cơ nhiễm HIV cao. 

Theo Hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS hướng dẫn tạm thời triển khai PrEP cho sinh viên, học sinh, PrEP uống hằng ngày được sử dụng cho các nhóm đối tượng là những người có HIV âm tính và có nguy cơ lây nhiễm HIV cao, bao gồm:

  • MSM
  • Người chuyển giới nữ
  • Người tiêm chích ma túy
  • Gái mại dâm và người quan hệ tình dục khác giới có nguy cơ cao
  • Những người có vợ, chồng, bạn tình nhiễm HIV

Mô Hình Cung Cấp Dịch Vụ PrEP Cho Học Sinh Và Sinh Viên  

Biện Pháp Phòng Ngừa Hiv Đối Với Học Sinh
Biện Pháp Phòng Ngừa Hiv Đối Với Học Sinh

Cũng theo hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS: Mô hình điều trị PrEP cần đa dạng, phù hợp cho sinh viên và học sinh như mô hình cố định tại cơ sở y tế, mô hình lưu động gần các tụ điểm trường đại học, ký túc xá, mô hình khám bệnh từ xa.

Các quy trình triển khai và quy trình chuyên môn cung cấp dịch vụ PrEP theo Hướng dẫn của Bộ Y tế ban hành.

Việc tiếp cận khách hàng là sinh viên học sinh tại các trường cũng cần linh hoạt như: Tiếp cận khách hàng đích, các trưởng nhóm cộng đồng chuyển giới (LGBT) của các trường, của các nhóm cộng đồng để giới thiệu dịch vụ PrEP và các dịch vụ khác.

Ưu tiên tiếp cận viên đồng đẳng ở trong trường để tiếp cận những sinh viên không bộc lộ xu hướng tính dục (“gay kín”) trong trường.

Các hoạt động tiếp cận khách hàng có thể được thực hiện thông qua các cuộc tổ chức sự kiện tại các trường như giới thiệu dịch vụ, đầu mối liên hệ của cơ sở cung cấp dịch vụ, cung cấp các thông tin sàng lọc nguy cơ cao đối với lây nhiễm HIV, STIs cho học sinh sinh viên, cung cấp các thông tin về cách tiếp cận dịch vụ PrEP trực tiếp, trực tuyến…

Việc cung cấp dịch vụ PrEP cho sinh viên và học sinh cũng sẽ rất linh hoạt thuận tiện nhất là cho nhóm MSM là sinh viên dễ tiếp cận bao gồm: Cung cấp dịch vụ PrEP trực tiếp tại phòng khám, có thể đặt lịch khám qua nền tảng công nghệ thông tin;

Phối hợp cung cấp dịch vụ PrEP trực tiếp tại chỗ với tư vấn, sàng lọc nguy cơ nhiễm HIV, khám chuẩn bị điều trị qua hình thức PrEP online (địện thoại trao đổi trực tiếp, SMS, Zalo hoặc Zoom,…)

Trên đây là những thông tin liên quan đến biện pháp phòng ngừa hiv đối với học sinh mà Stcpharco đã tổng hợp được.

Có thể thấy việc phòng chống HIV/AIDS là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội, của từng gia đình và mỗi cá nhân.

Học sinh, sinh viên cần phải trang bị cho mình đầy đủ những kiến thức về phòng, chống HIV/AIDS.

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/sot-xuat-huyet-bi-tieu-chay

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cyclindox-100mg-tri-mun

[ TÌM HIỂU ] Sốt Xuất Huyết Bị Tiêu Chảy: Những Điều Bạn Cần Biết

Sốt xuất huyết là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, một số triệu chứng chỉ xuất hiện khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng.

Cùng Stcpharco tìm hiểu về dấu hiệu sốt xuất huyết bị tiêu chảy trong bài viết sau.

Sốt Xuất Huyết Là Gì?

Sốt Xuất Huyết Bị Tiêu Chảy
Sốt Xuất Huyết Bị Tiêu Chảy

Sốt xuất huyết là một trong những bệnh nguy hiểm nhất và chưa có vắc xin phòng tránh. Bệnh lây nhiễm khi muỗi vằn (Aedes aegypti) mang virus gây bệnh hút máu người khỏe mạnh.

Nếu không phát hiện kịp thời, bệnh nhân sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm tính mạng như sốt xuất huyết kèm tiêu chảy.

Nguyên Nhân Gây Ra Sốt Xuất Huyết

Nguyên nhân chính là do muỗi vằn đốt và truyền virus Dengue cho con người. Muỗi sẽ hút máu của bệnh nhân đang bị sốt xuất huyết rồi ủ bệnh khoảng 10 – 12 ngày.

Trong khoảng thời gian còn lại muỗi còn sống, chúng có nguy cơ truyền bệnh cho người. Khi đã bị đốt, khoảng 4 – 13 ngày sau sẽ phát bệnh.

Có bốn loại virus Dengue lần lượt là DEN-1, 2, 3, 4. Khi bị sốt xuất huyết và đã hồi phục, cơ thể sẽ có miễn dịch kháng lại virus gây bệnh.

Tuy nhiên, kháng thể này không bền vững, nó chỉ tồn tại một thời gian không dài và bạn vẫn có thể bị sốt xuất huyết Dengue nếu lại bị muỗi truyền bệnh.

Do đó, điều quan trọng nhất là bạn cần xác định những dấu hiệu của sốt xuất huyết và điều trị kịp thời.

Những Triệu Chứng Của Bệnh Sốt Xuất Huyết

Bên cạnh những triệu chứng bệnh phổ biến là sốt cao lên tới 39 – 40 độ C, phát ban, cơ thể mệt mỏi thì còn có một số biểu hiện như  trên da có biểu hiện phát ban, xuất huyết dưới da.

Xuất huyết nhiều thì có biểu hiện như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam và nôn ra máu, chảy máu chân răng, chảy máu lợi, bị bầm ở vết tiêm,  xuất huyết nội tạng, gây nên sốt xuất huyết bị tiêu chảy.

Sau đó bệnh nhân có cảm giác đau đầu dữ dội, nhất là vùng trán. Sau hốc mắt đau, mỏi cơ xương khớp. Nếu bị nhẹ thì khoảng 1 tuần bệnh sẽ tự khỏi mà không cần điều trị.

Biến chứng nặng của người bị sốt xuất huyết là chảy máu nội tạng ồ ạt. Người bệnh bị mất máu và tụt huyết áp nhanh. Ở phụ nữ có thể bị rong kinh, kinh nguyệt đến sớm hơn.

Nguy hiểm nhất là bị xuất huyết ở vùng quan trọng như não hoặc bệnh suy tim, phổi bệnh nhân sẽ bị sốc, tràn dịch màng phổi, hôn mê sâu.

Các Biến Chứng Cơ Bản Của Bệnh Sốt Xuất Huyết

Các biến chứng thường gặp là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các trường hợp tử vong của bệnh sốt xuất huyết đó là hạ tiểu cầu và cô đặc máu.

  • Hạ tiểu cầu: Biến chứng hạ tiểu cầu không khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi, li bì. Chính vì vậy mà nhiều người khỏe mạnh đã chủ quan, không theo dõi, để bệnh trở nặng gây xuất huyết ồ ạt, nguy hiểm tới tính mạng.
  • Cô đặc máu: Biến chứng cô đặc máu có liên quan nhiều đến các biểu hiện mệt, đau tức vùng gan, buồn nôn, nôn, lơ mơ, li bì, thường kéo dài 24 – 48 giờ.

Giai đoạn hạ sốt có thể xuất hiện các biến chứng hạ tiểu cầu và cô đặc máu, và tình trạng thiếu thể tích tuần hoàn gây tụt huyết áp, sốc,…

Vì vậy, bệnh nhân không nên chủ quan và cần đặc biệt chú ý giai đoạn nguy hiểm này (từ ngày thứ 4 – 7 của bệnh). Người bệnh nên đi khám và xét nghiệm máu hằng ngày, để xác định nguy cơ hạ tiểu cầu và cô đặc máu.

 Các Biến Chứng Nguy Hiểm Của Bệnh Sốt Xuất Huyết

Sốc mất máu

Bệnh sốt xuất huyết gây ra tình trạng tăng tính thấm mao quản, làm thoát huyết tương và cô đặc máu vì vậy biểu hiện của việc sốc là máu sẽ bị đẩy ra ngoài.

Bệnh nhân sẽ bị chảy máu khá nhiều như chảy máu cam, chảy máu chân răng, chảy máu qua vết thương hở. Việc mất máu nhiều khiến cho cơ thể kiệt quệ và sốt cao kéo dài, vã mồ hôi, nôn nhiều.

Tràn dịch màng phổi

Trong những ngày đầu bị bệnh, khi bị sốt cao, ăn kém, nôn và tiêu chảy sẽ gây mất nước, cần phải truyền dịch để bù lại lượng nước và điện giải đã bị mất, tránh hiện tượng cô đặc máu.

Tuy nhiên, ở giai đoạn sau của bệnh, khi đã có tình trạng tăng tính thấm thành mạch, gây thoát dịch ra ngoài thì cần phải truyền dung dịch cao phân tử để kéo dịch trở lại trong lòng mạch, đồng thời cần tăng cường đào thải dịch ra ngoài bằng các loại thuốc lợi tiểu.

Nếu như ở giai đoạn này vẫn truyền nhiều dịch thông thường và không tăng cường thải dịch ra ngoài sẽ khiến cho bệnh nhân có nguy cơ bị tràn dịch đa màng (màng phổi, màng bụng, màng tim) và gây phù phổi cấp, rất nguy hiểm tới tính mạng.

Huyết tương bị tràn trong cơ thể có thể gây viêm đường hô hấp, viêm phổi, tràn dịch màng phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Suy đa tạng

Sốt xuất huyết có thể dẫn đến suy tim do bị máu chảy liên tục. Tim không có đủ sức để bơm máu cộng với dịch huyết tương xuất huyết sẽ khiến cho màng tim bị tràn dịch gây ứ đọng.

Xuất huyết bất thường do rối loạn yếu tố đông máu

Chảy máu cam dữ dội, chỗ tiêm bị bầm tím, rong kinh, xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết nội tạng,… Tỷ lệ xuất huyết não ở người lớn bị sốt xuất huyết chiếm khoảng 1%, chảy máu lan ra nhiều chỗ trong não. Đây là nguyên nhân gây ra nguy cơ tử vong cao ở người lớn khi bị bệnh này.

Biến chứng về mắt

 Biến chứng thứ nhất ở mắt là xuất huyết võng mạc dẫn tới các mạch máu của võng mạc bị tổn thương, máu thấm lên tạo thành những lớp mỏng che phía trước võng mạc gây mù lòa.

Biến chứng thứ hai ở mắt là xuất huyết trong dịch kính, máu tràn vào trong buồng dịch kính sẽ che khuất các vật ở phía trước mắt khiến cho bệnh nhân gần như mù hẳn.

Khi có các biểu hiện bất thường ở mắt, bạn nên đến khám ở khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì việc điều trị tình trạng xuất huyết trong nhãn cầu chỉ có kết quả nếu được điều trị sớm.

Hôn mê

Khi bị xuất huyết trong cơ thể, dịch huyết tương có thể bị ứ đọng ở màng não qua các thành mạch gây ra phù não và các hội chứng thần kinh khác dẫn đến hôn mê – một biến chứng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết.

Sinh non, sảy thai ở phụ nữ đang mang thai

Theo các chuyên gia y tế, sốt xuất huyết ở phụ nữ đang mang thai có thể gây sinh non hoặc suy thai, thai chết lưu.

Với người mẹ thì rất có thể xảy ra tình trạng chảy máu khó cầm, tiền sản giật, gây tổn thương đến chức năng gan, thận, chảy máu kéo dài khi chuyển dạ.

Nguy hiểm hơn, khi lượng huyết tương bị thoát lớn, ồ ạt sẽ gây ra tình trạng bụng to, cổ trướng.

Với những phụ nữ đang mang thai, sốt xuất huyết có thể khiến cho cơ thể của người mẹ kiệt quệ, không còn sức khỏe để nuôi dưỡng bào thai.

Vì vậy, trong trường hợp này, bệnh nhân cần khám và điều trị tại các cơ sở y tế..

Tụt huyết áp và đau đầu

Ở thể nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó khăn khi đứng và đi bộ do huyết áp giảm đột ngột, sau đó bị nhức đầu nghiêm trọng.

Trong các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết thì tràn dịch màng phổi, máu đọng trong thận là hai biến chứng rất nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những hậu quả nặng nề sau này cho bệnh nhân.

Đặc biệt, ở những bệnh nhân có những bệnh nền như suy thận, suy gan do rượu,… khi bị sốt xuất huyết sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng sốt bị tiêu chảy khi bị sốt xuất huyết

Tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của từng người, mà không phải người bệnh sốt xuất huyết nào cũng bị tiêu chảy.

Hiện tượng này xảy ra khi bệnh đã chuyển biến xấu và trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ đi ngoài phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Cùng với đó là các triệu chứng như đau bụng dữ dội, cơ thể mệt mỏi.

Sốt xuất huyết kèm theo bị tiêu chảy là do phản ứng viêm của cơ thể. Khi virus sốt xuất huyết xâm nhập vào cơ quan nội tạng bên trong cơ thể thì sẽ làm các chức năng hoạt động bị suy yếu, nhất là chức năng tiêu hóa.

Ngoài ra, hiện tượng rối loạn đông máu gây ra bởi sốt xuất huyết cũng là tác nhân gây xuất huyết đường tiêu hóa. Khi đó người bệnh còn có thể đi ngoài ra máu, nguy cơ cao dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

Khi Bị Sốt Xuất Huyết Tiêu Chảy Nên Làm Gì?

Sốt Xuất Huyết Bị Tiêu Chảy
Sốt Xuất Huyết Bị Tiêu Chảy

Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể bị mất nước và những chất điện giải, niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương nghiêm trọng. Bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, khát nước, khô da, mạch đập nhanh và hạ huyết áp nhanh.

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ có thể điều trị tại nhà, bù nước điện giải bằng cách uống nước oserol, nước mía hoặc nước ép bưởi để bù vào lượng nước đã mất khi bị sốt xuất huyết bị tiêu chảy.

Ăn uống đầy đủ để nâng cao thể trạng, ăn các món dễ nuốt như cháo, súp, chia thành nhiều bữa trong ngày.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo nặng như tiêu chảy thì cần đến bệnh viện điều trị kịp thời, tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Những Biện Pháp Khác

Khi bị sốt xuất huyết kèm tiêu chảy, ngoài việc bổ sung nước cho cơ thể, người bệnh còn có thể thực hiện những biện pháp sau:

  • Bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng và hạn chế những biến chứng do sốt xuất huyết.
  • Nghỉ ngơi hoàn toàn và tránh làm những việc nặng nhọc. Nếu điều trị tại nhà, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tại không gian thoáng mát, sạch sẽ và đủ ánh sáng để tránh cảm giác mệt mỏi.
  • Ăn theo chế độ ít chất xơ và nhiều nước. Người bệnh có thể ăn các món như cháo hay súp để dễ nuốt, dễ tiêu hóa. Tránh những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và đồ uống chứa đường hoặc caffeine. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Giữ vệ sinh cơ thể bằng cách rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để tránh nhiễm khuẩn chéo khiến vấn đề tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Tắm nhanh bằng nước ấm và tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Nếu bệnh trở nặng, sốt cao hơn, mệt mỏi, li bì và tiêu chảy nhiều lần trong ngày thì cần tái khám để được điều trị kịp thời tránh biến chứng.

Phòng Ngừa Tình Trạng Sốt Xuất Huyết

Sốt xuất huyết kèm với tiêu chảy là một hiện tượng nguy hiểm, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Để phòng ngừa sốt xuất huyết, ta cần thực hiện các biện pháp như:

  • Vệ sinh sạch môi trường sống, nhà cửa sạch sẽ, ngăn lắp, loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, loăng quăng, bọ gậy.
  • Mặc quần áo dài tay khi làm việc vào ban ngày, nhất là những nơi có nhiều muỗi. Ngủ trong mùng, màn kể cả ban ngày.
  • Dùng bình xịt diệt muỗi, bôi kem đuổi muỗi, vợt điện diệt muỗi….

Có thể thấy sốt xuất huyết bị tiêu chảy là một biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết, không chỉ ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa mà còn toàn bộ cơ thể người bệnh.

Do đó, nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cyclindox-100mg-tri-mun

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/fast-trong-dot-quy

[ TÌM HIỂU ] Thuốc Cyclindox 100mg Trị Mụn

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm thuốc Cyclindox 100mg trị mụn tuy nhiên còn chưa đầy đủ.

Cùng Stcpharco tìm hiểu thông tin về loại thuốc Cyclindox 100mg trị mụn này trong bài viết dưới đây.

Cyclindox 100mg Trị Mụn
Cyclindox 100mg Trị Mụn

Cyclindox Là Thuốc Gì?

Cyclindox là thuốc kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin.

Một hộp thuốc gồm 10 vỉ, mỗi vỉ gồm 10 viên với thành phần chính là doxycycline hàm lượng 100mg/viên và tá dược vừa đủ 1 viên.

Thuốc Cyclindox 100mg có tác dụng gì?

Thuốc Cyclindox 100mg có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn gây ra bởi nhiều chủng Gram dương, Gram âm nhạy cảm và một số vi sinh vật, bao gồm:

  • Điều trị nhiễm khuẩn da và mô mềm như mụn trứng cá
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp: viêm phế quản mạn tính, viêm xoang, viêm phổi.
  • Điều trị nhiễm khuẩn mắt: Cả điều trị viêm kết mạc, phối hợp với những loại thuốc tác dùng tại chỗ hoặc sử dụng đơn liệu pháp.
  • Điều trị bệnh lý viêm hạch bạch huyết, u hạt bẹn, hạ cam.
  • Điều trị Rickettsia: Sốt Q, sốt đốm vùng núi đá, nhiễm khuẩn nhóm sốt phát ban, viêm nội tâm mạc nguyên nhân do Coxiella, sốt ve.
  • Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu và những bệnh lây truyền qua đường sinh dục: nội mạc tử cung không biến chứng, nhiễm khuẩn trực tràng, viêm niệu đạo không do lậu cầu nguyên nhân bởi Ureaplasma urealyticum.
  • Điều trị bệnh sốt rét do Falciparum đề kháng Cloroquin.
  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác: Bệnh dịch tả, bệnh Brucella, bệnh nhiễm M. pseudomallei, sốt hồi quy do ve và rận truyền, bệnh dịch hạch, bệnh Virus vẹt và sốt do thỏ, bệnh viêm loét mũi miệng, liệu pháp hỗ trợ đối với thuốc diệt Amip trong điều trị nhiễm Amip đường ruột cấp.
  • Dự phòng các bệnh: Sốt rét và tiêu chảy ở người đi du lịch, xoắn khuẩn hay sốt mò.
  • Liệu pháp thay thế trong điều trị bệnh xoắn khuẩn, hoại thư sinh hơi và bệnh uốn ván.

Cách Sử Dụng Thuốc Cyclindox 100mg

  • Dùng đường uống với nhiều nước.
  • Tốt nhất là sử dụng thuốc trước khi đi ngủ và nên uống ở tư thế ngồi để giảm khả năng gây loét và kích ứng thực quản.
  • Có thể uống thuốc kèm thức ăn nếu có kích ứng dạ dày.

Liều Dùng Thuốc Cyclindox 100mg

Tham khảo liều sau đây:

– Người lớn: 

  • Điều trị nhiễm khuẩn cấp, thường dùng liều 2 viên vào ngày thứ nhất, uống 1 lần hoặc chia thành nhiều lần. Sau đó uống 1 viên/lần/ngày để duy trì. Đối với nhiễm khuẩn nặng, uống 2 viên/ngày nên được chỉ định trong suốt đợt điều trị.
  • Tiếp tục điều trị ít nhất 24 – 48 tiếng sau khi hết các triệu chứng sốt.
  • Nếu nhiễm Streptococcus, nên sử dụng thuốc ít nhất 10 ngày nhằm đề phòng sự phát triển sốt thấp khớp hoặc viêm tiểu cầu thận.
  • Bệnh sốt rét do Falciparum đề kháng Cloroquin: Uống 2 viên/ngày, trong ít nhất 7 ngày. 
  • Sốt hồi quy do ve và rận truyền: Uống 1 viên hoặc 2 viên tùy mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
  • Mụn trứng cá thông thường: Uống 50mg/ngày, kèm với thức ăn hoặc nước trái cây, trong 6 – 12 tuần.
  • Phác đồ điều trị với bệnh nhân không mang thai, dị ứng với Penicillin, mắc bệnh giang mai nguyên phát và thứ phát: Uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày x 2 tuần.
  • Phòng ngừa tiêu chảy du lịch ở người lớn: Uống 2 viên/lần vào ngày khởi đầu (hoặc uống 1 viên mỗi 12 giờ), tiếp theo uống 1 viên/ngày trong suốt quá trình lưu trú.

– Người già và trẻ em trên 12 tuổi: Không cần hiệu chỉnh liều.

– Trẻ em dưới 12 tuổi: Khuyến cáo không nên dùng.

– Người suy gan: Thận trọng khi sử dụng.

– Người suy thận: Dùng liều đơn, không cần giảm liều.

Tác Dụng Phụ Của Thuốc Cyclindox 100mg

Cyclindox 100mg Trị Mụn
Cyclindox 100mg Trị Mụn

Giống như các kháng sinh khác, khi bệnh nhân sử dụng thuốc có thể gặp các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiêu hóa như ỉa chảy, nôn, khó tiêu (có thể là do kháng sinh ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột), ngoài ra bệnh nhân còn thường gặp các triệu chứng khác như nhức đầu, đau răng và đau khớp.

Thuốc còn có một số tác dụng không mong muốn khác như tăng nhạy cảm với ánh sáng , ban ở da; các dụng phụ liên quan đến máu như thiếu máu, giảm bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa eosine, giảm bạch cầu hay gia tăng BUN; nhức đầu và rối loạn thi giác… tuy nhiên các tác dụng này ít gặp hơn.

Rất hiếm gặp với bệnh nhân sử dụng thuốc là các tác dụng phụ như răng kém phát triển ở trẻ do việc hình thành phức hợp calci orthophosphate; độc với gan: tăng ure máu, vàng da, gan nhiễm mỡ, hoại tử; nhức đầu và rối loạn thị giác.

Tác dụng phụ này không xảy ra ở tất cả các trường hợp mà xảy ra ở một vài trường hợp, nếu phát hiện một số biểu hiện lạ liên đến tác dụng không mong muốn thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ để dừng thuốc cũng như có hướng xử lí và điều trị một cách tốt nhất.

Tương Tác Với Các Thuốc Khác

Khi sử dụng các thuốc kháng acid chứa nhôm, calcium, hoặc magnesium đồng thời với doxycycline có thể làm giảm tác dụng của doxycycline.

Đối với các thuốc có thành phần là sắt, bismuth subsalicylate có thể làm giảm sinh khả dụng của doxycycline.

Khi sử dụng đồng thời barbiturate, phenytoin, carbamazepine với doxycycline có thể làm tăng chuyển hóa và làm giảm tác dụng của doxycycline.

Doxycyxline làm tăng tác dụng chống đông của warfarin.

Trong quá trình sử dụng Doxycycline có thể ảnh hưởng đến các vi khuẩn hệ đường ruột do đó nó sẽ làm giảm các enzyme tham gia chu trình gan ruột (các enzyme tham gia thủy phân thuốc ở dạng liên hợp) từ đó làm giảm hấp thu và tăng thải trừ các thuốc chống thai qua phân.

Do đó cyclindox làm giảm tác dụng của các thuốc chống thai. Bạn nên sử dụng liệu pháp tránh thai khác khi dùng thuốc.

Bạn nên thông báo cho bác sĩ về bất kì thuốc nào bạn đang sử dụng để biết được các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Chú Ý Đề Phòng

  • Trên các nghiên cứu lâm sàng cho đến nay, không có sự gia tăng nồng độ cũng như thời gian bán hủy trong huyết thanh của doxycycline ở bệnh nhân suy thận.
  • Doxycycline với liều thông thường có thể dùng cho những bệnh nhân này. Mặc dù không có bằng chứng về sự gia tăng độc tính ở những bệnh nhân này, nên lưu tâm đến khả năng gia tăng độc tính trên gan cũng như ở các cơ quan khác cho đến khi có đầy đủ số liệu về sự chuyển hóa doxycycline trong các tình trạng như trên.
  • Nên thực hiện các xét nghiệm chức năng gan định kỳ ở bệnh nhân dùng liều cao hay kéo dài. Nếu có thể nên tránh dùng đồng thời doxycycline với các tác nhân khác đã biết có gây độc tính trên gan.
  • Ðôi khi sự sử dụng kháng sinh có thể đưa đến bội tăng các vi khuẩn nhạy cảm; do đó, cần theo dõi bệnh nhân cẩn thận. Ðã có bằng chứng là doxycycline có thể có tác dụng yếu hơn trên hệ sinh thái đường ruột so với các tetracycline khác.
  • Không nên dùng doxycycline cho phụ nữ có thai hay cho con bú hoặc trẻ sơ sinh cho đến khi tính an toàn của thuốc trong những trường hợp này đã được xác định, trừ phi bác sĩ xét thấy lợi ích cho bệnh nhân cần thiết hơn nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi hay cho đứa bé.
  • Một vài bệnh nhân cao huyết áp có thể có phản ứng quang động học với ánh mặt trời trong quá trình trị liệu với doxycycline. Nếu xuất hiện phản ứng này hay bất kỳ phản ứng dị ứng nào khác, nên ngưng thuốc.
  • Gia tăng áp lực nội sọ cùng với phồng thóp đã được quan sát thấy ở trẻ em dùng các tetracycline với liều trị liệu. Mặc dù chưa biết cơ chế của hiện tượng này, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ mất nhanh chóng khi ngưng thuốc mà không để lại di chứng.
  • Tổn thương thực quản bao gồm viêm và loét thực quản hiếm khi được báo cáo ở bệnh nhân dùng doxycycline theo đường uống. Nếu có tổn thương này, nên ngưng dùng oxycycline cho đến khi lành vết thương.
  • Các thuốc kháng acid và/hoặc cimetidine có thể làm giảm bớt trong những trường hợp này. Ðể giảm thiểu nguy cơ tổn thương thực quản, nên khuyên bệnh nhân dùng viên nang hoặc viên nén Doxycycline với một lượng nước vừa đủ trong tư thế đứng hay ngồi thẳng người lên.

Trên đây là những thông tin về thuốc cyclindox 100mg trị mụn hi vọng sẽ hữu ích đối với bạn.

Theo dõi website Stcpharco để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình nhé !

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/fast-trong-dot-quy

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cach-nhan-biet-khi-bi-kim-tiem-dam

[ TÌM HIỂU ] Ý Nghĩa Của Fast Trong Đột Quỵ Là Gì ?

Biểu hiện đột quỵ rất đơn giản mọi người có thể nhận biết được các dấu hiệu của căn bệnh này thông qua quy tắc “FAST”.

Cùng Stcpharco tìm hiểu ý nghĩa của fast trong đột quỵ trong bài viết sau đây.

 Đột Quỵ Là Gì?

Fast Trong Đột Quỵ
Fast Trong Đột Quỵ

Đột quỵ là tình trạng mạch máu bị vỡ khiến máu chảy vào nhu mô não, khoang dưới nhện, và não thất… hoặc khi mạch máu bị tắc nghẽn khiến cho dòng máu bình thường lên não bị chặn lại gây thiếu máu hoặc nhồi máu não.

Trong vòng vài phút bị tước mất các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm cả oxy, các tế bào não bắt đầu chết – quá trình này có thể liên tục trong một vài giờ tiếp theo.

Cần tìm kiếm sự trợ giúp của y tế ngay lập tức. Đột quỵ là một cấp cứu thực sự. Điều trị càng sớm thì càng làm giảm thiểu được các tổn thương não. Tận dụng từng giây từng phút.

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ bao gồm: có huyết áp cao, có tiền sử bị đột quỵ, hút thuốc lá, có bệnh đái tháo đường và tim mạch. Nguy cơ đột quỵ cũng tăng theo độ tuổi.

Trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên hiện nay, bệnh nhân đột quỵ không còn phụ thuộc vào lứa tuổi, có rất nhiều người trẻ bị đột quỵ.

Ở người trẻ, bị đột quỵ do chảy máu não nhiều hơn so với người già vì người trẻ có yếu tố nguy cơ tăng huyết áp nhưng chủ quan không điều trị, không được kiểm soát bệnh tăng huyết áp.

Ngoài ra, người trẻ trước đó có các bất thường dị dạng mạch máu não, túi phình mạch máu não vỡ gây xuất huyết não.

Từ Viết Tắt FAST Để Giúp Ghi Nhớ Các Dấu Hiệu Cảnh Báo

1. Face – Gương mặt mất cân đối, hoặc méo xệ một bên miệng: để bệnh nhân ngồi ngay ngắn để quan sát hoặc yêu cầu bệnh nhân cười, “thổi lửa”, nhe răng;

2. Arm – kiểm tra tình trạng hiện yếu hoặc liệt tay, chân bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ đều hai tay, hai chân lên, nếu bên nào yếu hơn, hoặc rơi xuống trước cho thấy có liệt.

3. Speech – Ngôn ngữ bất thường: yêu cầu bệnh nhân nói, lặp lại một cụm từ đơn giản. Nếu không lưu loát, giọng “méo” hoặc không nói được đó là dấu hiệu bất thường.

4.Time – Nếu cùng lúc có 3 dấu hiệu này cho thấy bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ rất cao, hãy khẩn trương, nhanh nhất đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị đột quỵ.

Fast Trong Đột Quỵ
Fast Trong Đột Quỵ

Ghi chú: khi đưa ra cụm từ viết tắt F.A.S.T. (tương ứng với mỗi dấu hiệu cảnh báo theo nghĩa tiếng Anh), ngoài mục đích giúp cộng đồng dễ nhớ thì nó còn có ý nghĩa trong tiếng Anh là NHANH CHÓNG

Các Dấu Hiệu Và Triệu Chứng Khác Của Đột Quỵ

  • Yếu hoặc tê một nửa người, bao gồm cả hai chân
  • Giảm hoặc mất thị lực, đặc biệt là ở một bên mắt
  • Đau đầu dữ dội – đau đầu đột ngột – đau đầu không có nguyên nhân rõ ràng
  • Chóng mặt, đứng không vững hoặc đột ngột ngã mà không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có kèm với bất cứ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khác.

Xử Trí Khi Gặp Đột Quỵ

  • Việc đầu tiên cần làm là GỌI CẤP CỨU (115), nếu không gọi được thì hãy chỉ định một người cụ thể một người gần đấy nhờ họ làm việc đó.
  • Đỡ người bệnh để họ không bị ngã, chấn thương.
  • Đặt người bệnh nằm chỗ thoáng, nghiêng một bên, đầu hơi cao, móc hết đờm dãi cho bệnh nhân dễ thở.
  • Nếu người bệnh khó thở, nới lỏng tất cả những đồ đạc bó chặt (khăn choàng, cà vạt,…). Khi bệnh nhân ngừng thở, hãy thực hiện Hồi sức tim phổi (CPR) NẾU ĐÃ ĐƯỢC HUẤN LUYỆN.
  • Báo với nhân viên y tế những dấu hiệu của người bệnh và thời điểm xuất hiện, đặc biệt nếu người bệnh bị ngã hoặc bị đập đầu.

Trong lúc chờ cấp cứu bạn NÊN làm những việc sau:

  • Dìu bệnh nhân tránh để bệnh nhân bị té ngã, chấn thương.
  • Để bệnh nhân nằm ở nơi thoáng mát, kê cao đầu từ 20-30o
  • Nếu bệnh nhân còn tỉnh, hỏi thăm thông tin của bệnh nhân: tên họ, số điện thoại người thân, tình trạng bệnh lý mãn tính, để có thể trao đổi tình trạng bệnh nhân khi nhân viên 115 tới.
  • Nếu bệnh nhân bị nôn để bệnh nhân nghiêng 45o, móc hết đàm, nhớt để tránh gây ngạt bệnh nhân.
  • Nếu bệnh nhân bị ngất, kiểm tra mạch của bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngưng tim thực hiện ngay hồi sức tim phổi (hô hấp nhân tạo), bạn có thể gọi 115 để được hướng dẫn khi bạn không biết cách làm.

Những việc bạn KHÔNG NÊN làm:

  • Không tụ tập đông người xung quanh bệnh nhân.
  • Không tự ý xoa dầu nóng, cạo gió, dùng kim đâm đầu ngón tay.
  • Không cho bệnh nhân uống bất kỳ loại thuốc nào.

Các bác sĩ khuyến cáo, 3 giờ đầu sau đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi cao.

Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp… nếu thấy những dấu hiệu trên thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa đến bệnh viện sớm.

 Hi vọng qua bài viết này đã giúp bạn hiểu về ý nghĩa của từ fast trong đột quỵ cũng như những cách xử trí khi gặp trường hợp đột quỵ.

Hãy theo dõi Stcpharco để cập nhật nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!

Có thể bạn quan tâm:

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/cach-nhan-biet-khi-bi-kim-tiem-dam

https://www.laonsw.net/web/simgiakho/home/-/blogs/slogan-hien-mau