Blogs Blogs

[ TÌM HIỂU ] Cách Nhận Biết Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc

Khi sử dụng các loại thuốc trừ nấm bệnh, sâu rầy cho rau củ, chúng ta nên cân nhắc lựa chọn các loại thuốc có độ độc ít, nhằm đảm bảo sức khỏe và môi trường xung quanh. Cùng Safety Care tìm hiểu về cách nhận biết tính độc của thuốc thông qua nhãn thuốc trừ sâu rất độc trong bài viết sau.

Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc- Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Là Gì?

Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc
Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc

Thuốc Bảo Vệ Thực Vật (BVTV) là một tác nhân hóa học được sử dụng để tiêu diệt hoặc kiểm soát bệnh hại. Thuốc BVTV là tên gọi chung của nhiều loại hóa chất, bao gồm: thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt loài gặm nhấm, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm, chất diệt khuẩn và các hóa chất tương tự.

Đặc biệt, thuốc BVTV bắt buộc phải được đăng ký vào danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam

Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc- Phân Loại Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

a. Phân loại theo mục đích sử dụng

  • Nhóm các chất trừ sâu, nhện, ốc sên, trừ côn trùng gây hại
  • Nhóm các chất trừ nấm, bệnh, vi sinh vật gây hại
  • Nhóm các chất trừ cỏ dại, làm rụng lá, kích thích sinh trưởng
  • Nhóm các chất diệt chuột và động vật gặm nhấm

b. Phân loại theo nguồn gốc sản xuất

  • Thuốc BVTV có nguồn gốc hữu cơ: Clo, phospho, cacbamat, nitro, dẫn xuất của urê
  • Thuốc BVTV có nguồn gốc vô cơ: đồng, lưu huỳnh, thuỷ ngân

c. Phân loại theo cách xâm nhập của thuốc vào cơ thể dịch hại

  • Thuốc BVTV tác dụng vị độc: thuốc khi xâm nhập vào bộ phận tiêu hoá của côn trùng, chuột, chim,…
  • Thuốc BVTV tác dụng tiếp xúc: Thuốc trừ sâu tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua biểu bì da để tiêu diệt.
  • Thuốc BVTV tác dụng xông hơi: thuốc lan toả khắp không gian có sâu hại và diệt sâu hại qua đường hô hấp.
  • Thuốc BVTV tác dụng nội hấp: thuốc xâm nhập và di chuyển trong cây để tiêu diệt côn trùng, động vật gây hại bằng cách tiếp xúc hay vị độc. Trong cây, thuốc có thể di chuyển theo 2 chiều là hướng ngọn và hướng rễ.

Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc- Nhận Biết Độ Độc Qua Nhãn Thuốc Trừ Sâu

Cách 1. Phân biệt độ độc của thuốc theo kí hiệu và biểu tượng qua nhãn mác:

  • Nhóm độc 1: “Rất độc”, “Nguy hiểm” kèm theo đầu lâu trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng. Có vạch màu đỏ dưới cùng nhãn
Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc
Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc
  • Nhóm độc 2: “Độc cao” kèm theo chữ thập màu đen trong hình vuông đặt lệch, hình tượng màu đen trên nền trắng
Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc
Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc
  • Nhóm độc 3: “Cẩn thận” kèm theo hình vuông đặt lệch có vạch rời ở giữa (có thể có hoặc không)
Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc
Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc

Cách 2. Theo vạch màu trên nhãn thuốc trừ sâu

Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc
Nhãn Thuốc Trừ Sâu Rất Độc
  • Vạch màu đỏthuốc độc nhóm I, thuộc loại rất độc và độc. Thông thường độc nhóm I là các loại thuốc diệt cỏ, diệt chuột… Hiện nay, nước ta đã cấm sử dụng loại thuốc này.
  • Vạch màu vàng: thuốc độc nhóm II, thuộc loại độc trung bình. Các loại thuốc trừ sâu hóa học, thuốc diệt cỏ nồng độ cao thường có vạch vàng. Loại thuốc này được sử dụng ở diện tích rộng và phải được cách ly dài ngày. Nên sử dụng trong tình hình cấp bách. Cần phải sử dụng đồ bảo hộ lao động khi sử dụng loại thuốc nhóm II này. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Vạch màu xanh dương: thuốc độc nhóm III, thuộc loại độc nhẹ, nhưng vẫn cần thời gian để cách ly. Các loại này có thể là thuốc hóa học học sinh học nhưng nồng độ cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ra tình trạng đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn… Đối với các loại thuốc này vẫn nên dùng bảo hộ lao động.
  • Vạch màu xanh lá cây: thuốc độc nhóm IV, thuộc loại ít độc hoặc không độc. Chúng ta không cần thời gian để cách ly khi dùng loại thuốc này. Thường là các loại thuốc sinh học, chiết xuất từ thảo mộc, mức độ độc thấp. Ít gây hại hoặc hoàn toàn không gây hại đến con người và môi trường.

Lưu Ý Khi Phun Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

+ Sử dụng thuốc khi đến ngưỡng: Khác với bệnh hại cây trồng, sâu hại là những đối tượng sinh vật bằng mắt thường có thể nhìn rõ nên ta biết khi chúng xuất hiện trên ruộng đồng, mật độ nhiều hay ít, nông dân có thể đếm được.

Chính vì vậy, nguyên tắc đúng là phải trừ sâu khi đến ngưỡng (là mức sâu ở mật độ đó làm sụt giảm năng suất cây trồng). Không phòng sâu hay cứ nhìn thấy có sâu là phun hoặc khi sâu gây hại xong rồi lại đi phun thuốc quá muộn lúc sâu đẫy sức hay đã vào nhộng.

Ví dụ: Đối với loài sâu tơ gây hại cây họ hoa thập tự thì ngưỡng phun trừ thuốc phải là 20 con/m2 khi cây còn nhỏ. Đối với cây đã lớn, ngưỡng phòng trừ là 30 con/m2.

+ Thời điểm trừ sâu, sâu dễ chết nhất: Đó là lúc sâu non tuổi còn nhỏ (sâu mới nở) nên không có khả năng kháng thuốc. Muốn biết được đúng thời điểm này, việc làm cần thiết là thăm đồng theo dõi bướm. Đa số các loài sâu thì bướm vũ hóa và đẻ trứng 2 – 3 ngày, pha trứng thường kéo dài từ 6 – 10 ngày.

Cần theo dõi bướm vũ hóa tập trung vào những ngày nào để tính toán thời điểm trứng nở thành sâu non tuổi 1. Lúc phun sâu ở giai đoạn này hầu như không nhìn thấy sâu non hoặc nhìn thấy thì rất khó đếm được.

Vì vậy, khi điều tra pha bướm cần phải biết được mật độ bướm trung bình có bao nhiêu con/m2. Đồng thời, biết rõ loài bướm sâu này đẻ trung bình được bao nhiêu trứng mỗi con cái, để từ đó ước lượng, dự đoán được lượng sâu non/m2. Muốn làm được điều này bà con cần tham gia đầy đủ các buổi học nghề về trồng trọt ở địa phương tổ chức.

+ Khi hòa thuốc sâu có nên cộng với thứ gì làm sâu chết nhanh? Nhiều nông dân khi đi phun thuốc sâu thường có thói quen và truyền tai nhau cho thêm rượu vào bình thuốc đã hòa để làm sâu chết nhanh. Vì họ cho rằng, sâu bị say rượu nên dễ chết hơn. Hoặc khi phun trừ rệp sáp, nhiều người có thói quen thêm xà phòng vào bình thuốc để lớp sáp trên mình rệp dễ phá vỡ.

 Những thói quen này đều sai khoa học và làm cho hiệu lực của thuốc bị giảm đi. Vì rượu và xà phòng về bản chất đều là các bazơ (có tính kiềm) nên khi phối trộn với các loại thuốc sâu có tính axit thì đều gây ra phản ứng bất lợi (dung dịch kết tủa hoặc bay hơi…).


Vì thế, khi hòa thuốc sâu vào bình để phun không nên trộn 2 thứ dung môi trên. Chỉ sử dụng rượu trong trường hợp hòa thuốc Dipterex để trừ bọ xít. Vì thuốc này rất khó tan trong nước nếu hòa đơn lẻ thuốc. Muốn thuốc tan nhanh hơn nên hòa thuốc vào khoảng 1 lít nước trước rồi đổ khoảng 20 mm rượu trắng vào dung dịch thuốc đã hòa khuấy tan đều rồi đỏ vào bình và cho thêm nước đến mức quy định.

Trên đây, Huanluyen đã giới thiệu cho các bạn về cách phân biệt độ độc nhãn thuốc trừ sâu rất độc qua nhãn thuốc trừ sâu. Safety Care hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với những ai sắp sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật này. Mong các bạn sẽ tìm hiểu rõ về các loại thuốc sâu và các biện pháp đảm bảo an toàn cho sức khỏe trước khi sử dụng thuốc.

Comments
Trackback URL:

No comments yet. Be the first.